logo

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau: a) Với Nam Việt Đế Lý Bị, lần đầu tiên Việt Nam xưng "để một phương"

icon_facebook

Câu hỏi: Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:

a) Với Nam Việt Đế Lý Bị, lần đầu tiên Việt Nam xưng "để một phương", lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chia thờ Phật (chia Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nổi tiếp ông làm vua, xung là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vương)

b) Cùng với màu sắc là "hình", "bỏng". Thơ Tố Hữu để lại trong ki ức độc giả rất nhiều "hình bóng". Bài “Bà mà Hậu Giang" được khép lại bằng "bóng mà": "Nước non muốn quỷ ngàn yêu / Còn in bóng mà sớm chiếu Hậu Giang". Trong bài "Lên Tây Bắc" có cái bóng rất ki vĩ của anh Vệ quốc quản: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bóng dài lên đình dốc cheo leo" ("Thơ Tổ Hữi", trang 149). Về quê mẹ Tom, "bâng khuâng chuyện ct", Tổ Hnu không quên: “Đêm đêm chó sủa làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cổn", “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non", Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trảng chân đổi" ("Thơ Tổ Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên)

Trả lời

a) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “đế một phương”; “thành Tô Lịch”)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thành Tô Lịch”); (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc); (con Phật); (con Trời))

b) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “hình”; “bóng”; “hình bóng”; “Bà má Hậu Giang”; “bóng má”…)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thơ Tố Hữu”, trang 149); (“Thơ Tố Hữu”, trang 268))

=> Tác dụng: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung văn bản.

* Các hình thức trích dẫn phổ biến trong văn bản

Cách trích dẫn tài liệu trực tiếp

Đây là cách trích dẫn tài liệu phổ biến hay dùng. Tuy nhiên cách này chỉ là dẫn lại đoạn văn ngắn trong ngoặc kép “” nên có phần đơn điệu nếu sử dụng quá nhiều.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau: a) Với Nam Việt Đế Lý Bị, lần đầu tiên Việt Nam xưng "để một phương"

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo gián tiếp

Đây là việc chúng ta sử dụng ngôn ngữ của mình để mô tả lại nội dung ý của tác giả. Nhưng việc trích dẫn này sẽ phải đảm bảo không làm sai lệch nội dung gốc cần trích dẫn. Đây cũng là cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học được khuyến khích dùng.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo thứ cấp

Hình thức này được sử dụng khi chúng ta muốn trích dẫn một nội dung A qua một nguồn trung gian B. Mà thông tin nội dung A này chúng ta không thể tìm ra bản gốc. Nhưng với cách trích dẫn này khi đề cập đến trong văn bản của mình, chúng ta không thể ghi nguồn từ A. Với những tài liệu cần thông tin chính xác cao thì chúng ta không nên sử dụng cách trích dẫn này. Vì nó sẽ làm giảm đi giá trị của văn bản.

* Một số lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo

- Những việc không được làm trong trích dẫn văn bản

Trích dẫn tài liệu tham khảo đặc biệt không để trong phần giả thiết, kết quả, kết luận hay kiến nghị. Trích dẫn chỉ là phần bổ sung kiến thức để dẫn dắt bài viết của chúng ta một cách logic hơn. Nên việc sử dụng trong những phần này là hoàn toàn không hợp lý và nên tránh.

Tuyệt đối không trích dẫn tài liệu mà mình chưa đọc hoặc chưa hiểu rõ về nó. Đặc biệt là các quan điểm cá nhân, chủ quan của tác giả.

Tuyệt đối không dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài. Trừ những trường hợp tài liệu cực ít người biết mới cần thêm phần giải thích Tiếng Việt đi kèm.

- Những điều nên làm trong trích dẫn tài liệu

Hình thức trích dẫn tài liệu phải thống nhất trong toàn văn bản. Tránh trường hợp lúc sử dụng trích dẫn theo kiểu này, lúc trích dẫn theo kiểu khác.

Trích dẫn tài liệu tham khảo phải theo một trình tự các tài liệu trong văn bản để người xem dễ theo dõi.

Trích dẫn tài liệu tham khảo phải rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ. Đồng thời không ghi chức vụ, học hàm, học vị của tác giả.

Nếu tài liệu có ngôn ngữ khác Tiếng Việt thì cần xếp theo ngôn Ngữ ưu tiên: Tiếng Việt, Anh, Pháp…

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 105

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads