logo

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

Câu trả lời chính xác nhất: Một số công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất là:

- Bảng đo đơn vị diện tích

- Các phép tính với số thập phân

- Công thức hình học: diện tích hình thang, hình chữ nhật,…

- Công thức toán chuyển động

vv…

Dưới đây là bài tổng hợp mà Toploigiai đã sưu tầm về các công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất, mời các bạn cùng theo dõi.


1. Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất?

- Bảng đo đơn vị diện tích

- Các phép tính với số thập phân

- Công thức hình học: diện tích hình thang, hình chữ nhật,…

- Công thức toán chuyển động

>>> Tham khảo: Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ


2. Bảng đo đơn vị diện tích:

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

Điều quan trọng khi học công thức đơn vị diện tích đó chính là:

- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bẻ hơn tiếp liền nó.

- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng 1/100 đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.

- Ngoài ra, các bạn sẽ có nhở bảng đơn vị diện tích bằng cách: Mỗi đơn vị diện tích điều có mũ số 2 trên mỗi đơn vị, các bạn nhớ đúng thứ thứ tự dãy đơn vị từ nhỏ đến lớn (hoặc ngược lại). Muốn đổi đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ thì thêm 2 chữ số 0 đỗi đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì bỏ bớt 2 chữ số 0 phía sau.

>>> Tham khảo: Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học


3. Các phép tính với số thập phân

Cũng như số tự nhiên, các phép tính số thập phân cũng là các phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Điều quan trọng đây chính là các bạn phải lưu ý trong cách đặt phép tính.

Các phép toán này không hề khó với các bạn học lớp 5, tuy nhiên các bạn vẫn bị dễ dễ sai vì: Phần nguyên hoặc phần thập phân có số lượng chữ số không bằng nhau, các bạn không đặt thẳng các hàng, dấu phẩy không đặt thẳng hàng nhau.

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

a. Phép cộng/trừ số thập phân

- Để cộng, trừ số thập phân ta cộng, trừ phần nguyên với phần nguyên, phần thập phân với phần thập phân của các số đó.

- Ví dụ:

3,5 + 4,4 = 7,9

5,3 + 6,8 = 12,1

7,6 - 3,2 = 4,4

b. Phép nhân số thập phân

Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:

- Nhân như số tự nhiên.

- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ: 3,4 x 1,2

3, 4

    x

1,2

-------

68

34

------

4,08

Lưu ý: Khi nhân một số thập phân với các số 0,1; 0,01; 0,001; 0,0001;... ta chỉ cần dịch dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái tương ứng một, hai, ba, bốn,... chữ số.

Ví dụ: 213,1 x 0,01, ta chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy ở con số 213,1 sang trái 2 chữ số là được.

213,1 x 0,01 = 2,131

c. Phép chia số thập phân

Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:

- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.

- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số tự nhiên.

Ví dụ: Ví dụ: 13,11 : 2,3

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

4. Công thức hình học

a. Hình chữ nhật

- Định nghĩa:  Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành.

ABCD là hình chữ nhật ⇔ ABCD là tứ giác có 4 góc bằng nhau và bằng 90 độ

Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành cũng là một hình thang cân.

-  Cách tính diện tích:

Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng S = a.b

a, b: là độ dài chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD có độ dài chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 7cm và 5cm. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?

Lời giải:

Chu vi hình chữ nhật là: 2 x (7+5) = 24 (cm)

Áp dụng công thức ta có, diện tích hình chữ nhật ABCD là:

S = 7.5 =35 (cm2)

b. Hình thang

- Định nghĩa: Hình thang trong hình học Euclide là một tứ giác có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang, hai cạnh còn lại gọi là cạnh bên.

Trong đó:

+ Tứ giác ABCD có AB // CD nên tứ giác ABCD là hình thang.

+ Hai cạnh AD, BC được gọi là hai cạnh bên hình thang.

+ Hai cạnh AB, CB được gọi là hai đáy hình thang.

+ Kẻ AH ⊥ CD (H ∈ CD), AH được gọi là một đường cao của hình thang.

- Các loại hình thang:

+ Hình thang vuông: là hình thang có một góc vuông.

+ Hình thang cân: là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

+ Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau và 2 cạnh bên song song và bằng nhau.

+ Hình chữ nhật là hình thang vừa vuông vừa cân.

- Cách tính diện tích hình thang:

Diện tích hình thang bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của hai đáy.

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

Trong đó: S là diện tích, a và b lần lượt là độ dài hai đáy, h là chiều cao.

Ví dụ: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB = 3cm, CD = 5cm, khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 3cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Lời giải:

Hình thang ABCD có AB//CD nên hai đáy là AB và CD.

Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD chính là chiều cao của hình thang.

Áp dụng công thức tính diện tích hình thang:

Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất

5. Công thức toán chuyển động

- Vận tốc: V =  S : t       

- Quãng đường: S = v x t

- Thời gian: T = s : v

Trong đó: V là vận tốc; S là quãng đường; t là thời gian

- Có:

+ Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

+ Với cùng một thời gian thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

+ Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau.

- Ví dụ: Ba tỉnh A, B, C cùng nằm trên một quãng đường, hai tỉnh A và B cách nhau 64 km. Lúc 7 giờ một người khởi hành từ A đi về hướng C với vận tốc 39 km/giờ. Cùng lúc đó một người khởi hành từ B cũng đi về hướng C với vận tốc 23 km/giờ.

a, Hỏi sau bao nhiêu lâu người đi từ A đuổi kịp người đi từ B.

b, Lúc người đi từ A đuổi kịp B là mấy giờ?

c, Vị trí đó cách A bao xa?

Lời giải:

a, Hiệu vận tốc người xuất phát từ A so với người xuất phát từ B là:

39 – 23 = 16 (km/giờ)

Thời gian người xuất phát từ A đuổi kịp người xuất phát từ B là:

64 : 16 = 4 (giờ)

b, Lúc người đi từ A đuổi kịp B là:

7 giờ + 4 giờ = 11 (giờ)

c, Vị trí hai người đuổi kịp nhau cách A là:

39 x 4 = 156 (km).

Đáp số: a, 4 giờ;    b, 11 giờ;    c, 156 km

-----------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất?. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022