logo

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

Câu trả lời chính xác nhất: Một số công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ là:

- Các phép tính: Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia

- Phân số và các phép tính liên quan đến phân số: so sánh phân số; các phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.

- Bảng đo đại lượng: đo khối lượng, đơn vị độ dài, thời gian.

- Tính trung bình cộng.

- Hình bình hành, hình thoi và cách tính diện tích.

Dưới đây là bài tổng hợp mà Toploigiai đã sưu tầm về các công thức toán lớp 4 cần nhớ, mời các bạn cùng theo dõi.


1. Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

- Các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia

- Phân số và các phép tính liên quan đến phân số: so sánh phân số; các phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.

- Bảng đo đại lượng: đo khối lượng, đơn vị, độ dài.

- Tính trung bình cộng.

- Hình bình hành, hình thoi và cách tính diện tích.

>>> Tham khảo: Công thức toán tiểu học lớp 5 quan trọng cần nhớ nhất


2. Tìm hiểu chung về các phép tính:

a. Phép cộng:

Phép cộng (thường được biểu thị bằng ký hiệu cộng “+” là một trong bốn phép toán cơ bản của số học cùng với phép trừ, nhân và chia. Kết quả của phép cộng hai số tự nhiên là giá trị tổng của hai số đó.

Ví dụ: Ba quả táo và hai quả táo được gộp lại tạo thành tổng gồm năm quả táo, tương đương với biểu thức toán học “3 + 2 = 5” hay “3 cộng 2 bằng 5″.

b. Phép trừ:

Phép trừ là một trong bốn phép toán cơ bản của số học bao gồm phép trừ hai hoặc nhiều phần tử để đi đến kết quả cuối cùng trong đó kết quả cuối cùng là phần tử gốc bị giảm bởi phần tử bị trừ.

Ký hiệu trừ là (-) và nó được chèn vào giữa các phần tử được trừ, ví dụ: 3-2 = 1.

c. Phép nhân:

Phép nhân được biểu diễn bằng các dấu gạch chéo ‘×', dấu hoa thị ‘*' hoặc dấu chấm ‘·'. Khi chúng ta nhân hai số, câu trả lời mà chúng ta nhận được được gọi là 'tích'. Số lượng đối tượng trong mỗi nhóm được gọi là "số bị nhân" (hay thừa số thứ hai) và số lượng các nhóm bằng nhau như vậy được gọi là 'cấp số nhân' (thừa số thứ nhất).

Ví dụ: Có 8 bông hoa, mỗi bông hoa có 6 cánh. Hỏi có bao nhiêu cánh tất cả?

Để tìm tổng số cánh, ta nhân (x) số bông hoa với số cánh của mỗi bông hoa. Vì vậy, số bị nhân (thừa số thứ 2) là 6, cấp số nhân là 8. Tích của 8 x 6 = 48 (cánh hoa).

d. Phép chia:

Trong toán học, phép chia thường được thể hiện trong đại số và khoa học bằng cách đặt cổ tức trên số chia với một đường ngang giữa chúng, còn được gọi là vinculum hoặc thanh phân số. Ví dụ, a chia sẻ b được viết là: a/b

Có thể được đọc là “a chia cho b”, “a chia b”, “a trên b” hoặc “a phần b”. Một cách để biểu diễn sự phân chia trên cùng một dòng là viết cổ tức (còn được gọi là tử số), sau đó gạch chéo, sau đó số chia (còn gọi là mẫu số)

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

3. Tìm hiểu chung về phân số:

a. Phép cộng phân số:

- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tỷ số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.

b. Phép trừ phân số:

- Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho mẫu số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, tư quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

c. Phép nhân phân số:

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

d. Phép chia phân số:

- Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Lưu ý: Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.


4. Bảng đo đại lượng

a. Đơn vị độ dài

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

b. Khối lượng

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

c. Đơn vị

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

5. Tính trung bình cộng

- Số trung bình cộng của một dãy số trong toán học là tỉ số giữa tổng giá trị của tập hợp số đó và toàn bộ các phần tử có trong tập hợp đó. Nói cách khác, số trung bình cộng chính là thương giữa tổng các số hạng có trong dãy số đã cho với số các số hạng vừa lấy tổng.

- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho các số hạng.

- Ví dụ: Tính số trung bình cộng của các số sau: 3, 5, 9, 10, 13

Bài giải:

Tổng của các số = 3 + 5 + 9 + 10 + 13 = 40

Dãy trên có tất cả 5 số hạng

=> Trung bình cộng các số = Tổng : Số các số hạng = 40 : 5 = 8


6. Tìm hiểu chung về hình bình hành, hình thoi:

a. Hình bình hành

- Định nghĩa: Hình bình hành là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang.

Trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là hình khối lục diện.

- Cách tính diện tích hình bình hành:

Diện tích của hình bình hành bằng chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng của nó.

S = a.h

h: chiều cao của hình bình hành

a: độ dài cạnh đáy tương ứng

Cho hình bình hành ABCD, kẻ AH ⊥ CD, H ∈ CD. Khi đó, AH là chiều cao của hình bình hành ứng với cạnh đáy CD. Diện tích hình bình hành ABCD là:

S = AH.CD

b. Hình thoi

- Định nghĩa: Hình thoi trong hình học Euclide là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Đây là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau hay hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Diện tích hình thoi:

Vì hình thoi cũng là hình bình hành nên ta có thể tính diện tích hình thoi tương tự như hình bình hành. Diện tích hình thoi bằng tích của chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng.

S = a.h

h: độ dài chiều cao của hình thoi

a: độ dài cạnh đáy tương ứng

Dựa vào hai đường chéo

Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ

Diện tích hình thoi còn có thể tính theo cách khác đó là dựa vào độ dài hai đường chéo. Diện tích hình thoi bằng một nửa tích hai đường chéo của nó.

- d1, d2: là độ dài hai đường chéo của hình thoi.

---------------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Công thức toán tiểu học lớp 4 cần nhớ. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu mở rộng trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về các công thức toán tiểu học lớp 4

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022