logo

Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi

Người lái đò là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân bởi ông đã thành công trong việc xây dựng nhân vật cũng như thành công của tác phẩm. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách làm bài Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi hay và chính xác nhất. 


1. Dàn ý có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi

Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Ông là người nghệ sĩ tài hoa và nổi bật trong văn học Việt Nam bởi nét phóng khoáng, ưa chủ nghĩa xê dịch, thích đi ngao du và tìm kiếm những điều mới mẻ.

- Tác phẩm Người lái đò sống Đà tiêu biểu trong tập Tùy nút sông Đà và nổi bật cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông đến với mảnh đất xinh đẹp miền Tây Bắc để tìm chất vàng mười vùng Tây Bắc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc xinh đẹp.

Thân bài

* Ý chính của các ý kiến

- Thứ nhất, người nghệ sĩ tài hoa là người có tâm hồn nhạy cảm trước mọi sự xảy ra trong cuộc sống, nó đã trở thành nghệ thuật khi những rung động ấy đạt tới trình độ điêu liệu, tài hoa nghệ sĩ trong lao động và tâm hồn.

- Về người lao động bình thường: Có công việc bình dị, lao động thầm lặng, là người ít ai biết đến như bao người lao động thầm lặng khác.

=> Chân dung người lái đò hiện lên đầy đủ khi kết hợp hai ý kiến trên.

* Chứng minh các ý kiến

- Luận điểm 1: Ông lái đò là nghệ sĩ tài hoa

+ Làm việc trên sông Đà phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ôn lái đò luôn có tính cách phóng khoáng, thích vượt qua thử thách, nguy hiểm.

+ Sống ở mảnh đất Tây Bắc và gắn bó với sông Đà ông am hiểu nơi này, có binh pháp điêu luyện

+ Những cuộc vượt qua vòng vây, sự hung dữ của sông Đà khiến ông trở thành người nghệ sĩ tài hoa.

- Luận điểm 2: Ông lái đò là một người lao động bình thường

+ Sinh ra ở mảnh đất Tây Bắc và làm việc cạnh con sông Đà, ông lái đò trải qua cuộc sống êm đềm.

+ Tâm hồn ông lái đò luôn bình dị, không nhớ về những chiến công, chỉ nhớ về cuộc sống nương rẫy hàng ngày.

- Nghệ thuật: Với bút pháp miêu tả độc đáo, kết hợp nhiều đặc sắc nghệ thuật, tác giả đã vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học thật sự am hiểu và góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Kết bài

- Khi cảm nhận về hai ý kiến, em cảm thấy ông lái đò hiện lên thật đẹp và bình dị, vừa mang nét tài hoa nghệ sĩ, vừa mang nét người lao động bình thường.

- Nêu khái quát lại đề và khẳng định tài năng tác giả.

Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi

2. Bài văn có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi

Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm thành công và đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trong tập “Tùy bút sông Đà”. Tác phẩm khẳng định tài hoa, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, góp phần minh chứng cho quan điểm Nguyễn Tuân là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Có ý kiến cho rằng “Ông lái đò trong tác phẩm là một nghệ sĩ tài hoa”, ý kiến khác lại khẳng định “ông lái đò chỉ là người lao động bình thường”. Đứng trên lập trường của mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, còn riêng tôi ông lái đò hội tụ cả hai phẩm chất “ người nghệ sĩ tài hoa” và “người lao động bình thường.

Trước hết chúng ta hiểu rằng người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động sâu sắc và mãnh liệt với cuộc sống, có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng lĩnh vực nghệ thuật đặc thù. Chẳng hạn chúng ta có người nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ âm nhạc, hội hoạ. Riêng trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” người nghệ sĩ tài hoa chính là người đạt tới trình độ bậc thầy, điêu luyện trong nghề lái đò vượt thác sông Đà và có một tâm hồn đậm chất nghệ sĩ. Còn người lao động bình thường là những người lao động vô danh, thầm lặng, hàng ngày , hàng giờ lao động để làm giàu đẹp cho quê hương, tổ quốc giống như bao nhiêu người lao động khác ở ngoài kia. Vậy ông lái đò sông Đà là người nghệ sĩ tài hoa hay chỉ là người lao động bình thường? Theo quan điểm của Nguyễn Tuân ông lái đò sông Đà hội tụ cả hai vẻ đẹp trên, hai vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ và bình thường của người lao động bổ sung cho nhau và hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của người lái đò sông Đà.

Vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa được thể hiện qua tính cách phóng khoáng, dám đối mặt với thử thách, khó khăn của người lái đò. Với ông mỗi một lần vượt thác sông Đà là một trận chiến, không có trận chiến nào giống trận nào. Con sông Đà bày ra vô số những cạm bẫy, những con thác nước, những trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm. Để vượt qua nó người lái đò phải nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá giống như một nghệ sĩ thực thụ. Những lần vượt thác, chế ngự con sông Đà hung bạo đã thể hiện phẩm chất tài hoa của người lái đò sông Đà. Ở trận thứ nhất, sông Đà bày ra rất nhiều cạm bẫy, toàn là cửa tử, ông lái đò bị sóng đánh những đòn độc hiểm nhưng với tinh thần dũng cảm ông đã lần lượt chế ngự được cạm bẫy, chiến thắng thạch trận đầy nguy hiểm. Ở trận thứ hai, sông Đà mưu mẹo thay đổi chiến thuật, hòng đánh lừa người lái đò sông Đà. Nhưng với bản lĩnh của người đã có hàng chục năm vượt thác sông Đà, người lái đò bình tĩnh điều khiển để vượt thác sông Đà an toàn. Với ông binh pháp của thần sông thần đá ông nắm rất chắc, ông đã xác định đúng cửa sinh và vượt vào nó để chiến thắng con sông Đà nguy hiểm, mưu mẹo. Ở trận chiến thứ ba, sông Đà lại tiếp tục biến hoá thay đổi chiến thuật, nó bố trí thêm nhiều cửa tử mà cửa sinh lại nằm tít bên trong. Ông lái đò tài hoa nắm chắc con thuyền, chọc thủng cửa giữa, lèo lái để chọn đúng cửa sinh mà phóng vào. 

Vẻ đẹp của người lao động bình thường được thể hiện qua đời sống giản dị của người lái đò sông Đà. Sinh ra và lớn lên nơi vùng núi Tây Bắc hoang sơ, ông lái đò là một người con bình thường của núi rừng, sông nước, đồng thời ông cũng là người lao động giản dị, khiêm nhường. Với ông mỗi lần vượt thác sông Đà vừa là trận chiến, vừa là cuộc sống lao động hàng ngày của mình. Trở về với đất liền, lại nướng cơm nam, nướng cá, chẳng hề nhắc đến những chiến công đã vượt qua.

Để làm nổi bật hai vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ và bình thường của người lao động giản dị Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả phong phú, vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, liên tưởng, phối hợp tài năng của nhiều nhà khoa học. Góp phần lột tả vẻ đẹp có một không hai của người lái đò sông Đà.

Có thể nói người lái đò sông Đà là một hình tượng độc đáo trong trang văn xuôi cách mạng. Với vẻ đẹp tài hoa và bình thường, Nguyễn Tuân đã giúp chúng ta cảm nhận được cuộc sống của người lao động thời kỳ xây dựng, đổi mới. Chính họ là những người đang từng ngày, từng giờ góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm giàu đẹp cho quê hương.

>>> Tham khảo: Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân học sinh giỏi

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 28/08/2023