logo

[Cánh diều] Giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc

Hướng dẫn Giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.


A. GIẢI CÂU HỎI LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


I. Phép trừ số nguyên

Hoạt động 1: Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (– 2).

Trả lời:

7 – 2 = 5

7 + (- 2) = 5

Vậy: 7 – 2 = 7 + (- 2)

Câu 1: 

Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Trả lời:

Nhiệt độ lúc 21 giờ là: 5 – 6 = -1oC


II. Quy tắc dấu ngoặc

Hoạt động 2: Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3; 

b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5;

c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 – 16;

d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

Trả lời:

a) 5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16

    5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16

Vậy 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3

b) 8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13

    8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13

Vây 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5

c) 12 – (2 + 16) = 12 – 2 - 16 = - 6

    12 – 2 + 16 = 10 – 16 = 26

Vậy 12 – (2 + 16) ≠ 12 – 2 + 16

d) 18 – (5 – 15) = 18 - 5 + 15 = 18 + 10 = 28

    18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28

Vây 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15

Câu 2: Tính một cách hợp lí:

a) (– 215) + 63 + 37;

b) (– 147) – (13 – 47).

Trả lời:

a) (- 215) + 63 + 37 = - 215 + (63 + 37) = - 215 + 100 = - 115

b) (- 147) – (13 - 47) = (- 147) – 13 + 47 = [(- 147) + 47] – 13 = - 113 


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: 

Tính:

a) (- 10) – 21 – 18;

b) 24 – (- 16) + (- 15);

c) 49 – [15 + (- 6)];

d) (- 44) – [(- 14) – 30].

Trả lời:

a) (– 10) – 21 – 18 

= (– 10) + (– 21) – 18 

= – (10 + 21) – 18 

= (– 31) – 18 

= (– 31) + (– 18) 

= – (31 + 18) 

= – 49. 

b) 24 – (– 16) + (– 15) 

= 24 + 16 + (– 15) 

= 40 + (– 15) 

= 40 – 15 

= 25. 

c) 49 – [15 + (– 6)]

= 49 – (15 – 6) 

= 49 – 9 

= 40.

d) (– 44) – [(– 14) – 30]

= (– 44) – [(– 14) + (– 30)]

= (– 44) – [– (14 + 30)]

= (– 44) – (– 44) 

= (– 44) + 44 

= 0.                        (cộng hai số đối)

Câu 2: 

Tính một cách hợp lí:

a) 10 – 12 – 8;

b) 4 – (- 15) – 5 + 6;

c) 2 – 12 – 4 – 6;

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8.

Trả lời:

a) 10 – 12 – 8 = 10 – (12 + 8) = 10  - 20 = - 10

b) 4 – (- 15) – 5 + 6 = (4 + 6) – [(-15) + 5)] = 10 – (- 10) = 10 + 10 = 20

c) 2 – 12 – 4 – 6 = (2 – 12) - (4 + 6) = -10 + (- 10) = - 20

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8 = - (45 + 5) + (12 + 8) = (- 50) + 20 = - 30

Câu 3: 

Tính giá trị biểu thức:

a) (- 12) – x với x = 28;

b) a – b với a = 12, b = - 48.

Trả lời:

a) Với x = – 28 thay vào biểu thức (– 12) – x ta được: 

(– 12) – x = (– 12) – (– 28) = (– 12) + 28 = 28 – 12 = 16.

Vậy biểu thức đã cho có giá trị là 16 với x = – 28. 

b) Với a = 12, b = – 48 thay vào biểu thức a – b ta được:

a – b = 12 – (– 48) = 12 + 48 = 60

Vậy giá trị của biểu thức đã cho là 60 với a = 12 và b = – 48.

Câu 4: 

Nhiệt độ lúc 6 giờ là - 3oC, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 10oC, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm 8oC. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?

Trả lời:

Nhiệt độ lúc 20 giờ là: (- 3) + 10 – 8 = - 1oC.

Câu 5: 

Dùng máy tính cầm tay để tính:

56 – 182;                346 – (- 89);                (-76) – (103).

Trả lời:

Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:

56 – 182 = – 126; 

346 – (– 89) = 435; 

(– 76) – (103) = – 179.

Câu 6: 

Đố vui. Em hãy dựa vào thông tin mỗi bức ảnh để tính tuổi của các nhà bác học sau:

[Cánh diều] Giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc

Trả lời:

  • * Tuổi của nhà bác học Archimedes: (- 212) – (- 287) = 75 tuổi.
  • * Tuổi của nhà bác học Pythagoras: (- 495) – (- 570) = 75 tuổi.
icon-date
Xuất bản : 27/08/2021 - Cập nhật : 27/08/2021