Câu hỏi: Cần làm gì để xây dựng niềm tin cho GV và HS vào giá trị cốt lõi của nhà trường tiểu học?
A. Nâng cao nhận thức về giá trị cốt lõi; Tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho giáo viên, học sinh; Tham gia phát triển giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học;
B. Tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho giáo viên, học sinh; xây dựng văn hóa ứng xử và văn hóa cảnh quan phù hợp;
C. Nâng cao nhận thức về giá trị cốt lõi; thể chế hóa giá trị cốt lõi vào kế hoạch hành động của nhà trường; quảng bá giá trị cốt lõi tới các thành viên ngoài nhà trường;
D. Đăng tải tuyên bố về giá trị cốt lõi trên website của nhà trường và các phương tiện truyền thông.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Nâng cao nhận thức về giá trị cốt lõi; Tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho giáo viên, học sinh; Tham gia phát triển giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học
Để xây dựng niềm tin cho GV và HS vào giá trị cốt lõi của nhà trường tiểu học ta cần nâng cao nhận thức về giá trị cốt lõi; tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho giáo viên, học sinh; tham gia phát triển giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học
* Tìm hiểu về giá trị cốt lõi nhà trường tiểu học
Yêu thương - khi tình yêu thương, sự chân thành và thái độ bao dung được lan tỏa ngày càng rộng trong cộng đồng học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bậc phụ huynh.
Tôn trọng - tự hào đã đào tạo ra những học sinh biết tôn trọng bản thân mình và những người xung quanh, tôn trọng nội quy nề nếp của nhà trường, tôn trọng người lớn … thông qua hành vi lễ phép
Trách nhiệm - luôn tạo cơ hội và môi trường thường xuyên để học sinh có điều kiện rèn luyện giá trị này hàng ngày cho đến khi các giá trị trách nhiệm trở thành giá trị thật sự của bản thân chính các em.
Trung thực - đề cao sự chính trực trong tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Sự trung thực là nói không với bệnh thành tích, là tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra, các kỳ thi, là đánh giá khách quan không thiên lệch, là góp ý chân thành, thẳng thắn.
Hợp tác - luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh cùng hướng về một mục tiêu chung trên hành trình "Trăm năm trồng người".
Cộng đồng - trung thành với ý tưởng rằng môi trường học tập hiệu quả nhất phải là môi trường mà tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường sống, học tập và làm việc cùng nhau trong bầu không khí thân thiện, cởi mở.
* Tìm hiểu giải pháp để xây dựng giá trị cốt lõi nhà trường tiểu học hiệu quả nhất
- Nhà trường bám sát bộ quy tắc ứng sử của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng.
- Nhà trường phối hợp với BCH công đoàn để thành lập tổ tư vấn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Tổ chức lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ để tham gia đóng góp ý kiến bổ xung điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm tạo sự đồng thuận chung.
- Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ xung hoành thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.
>>> Tham khảo: