logo

Cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

Một nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam, lá cờ đầu tiên phong trong mọi mặt trận, nhà thơ cách mạng đầy kiệt xuất không ai khác là nhà thơ - Tố Hữu, nhắc đến Tố Hữu chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ đến một hồn thơ da diết trầm ấm, mời các bạn cùng Toploigiai đến với bài văn Cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà" để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như cuộc đời của tác giả.


Dàn bài cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

* Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu

- Khái quát đôi nét về tác phẩm Việt Bắc và nổi bật là đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

* Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc

- Nổi bật trong bài thơ là đoạn thơ trên

- Khắc họa hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ khi quân giặc đánh chiếm nước ta

- Những điểm đến, địa danh ghi lại những chiến công oai hùng.

* Kết bài

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ

- Đánh giá tài năng và đóng góp của Tố Hữu cho sự nghiệp văn học Việt Nam.

Tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

Bài văn Cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

      Trong nền văn học Việt Nam, Xuân Diệu đã từng nhận định về nhà thơ Tố Hữu: “Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự”, không phải tự nhiên Xuân Diệu nhận định về ông như vậy, tất cả đều có nguyên do. Tố Hữu được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, thơ ông mang tính trữ tình chính trị sâu sắc, lãng mạn nhưng nổi bật là yếu tố chính trị. Những tác phẩm mà ông sáng tác chủ yếu về cuộc sống kháng chiến, về cách mạng và con người lúc bấy giờ. Việt Bắc - một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ của ông được viết khi cơ quan đầu não của ta chuyển về Hà Nội rời xa mảnh đất Việt Bắc. Đoạn trích: Cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà" nổi bật lên khung cảnh cuộc chiến tranh đầy khốc liệt nhưng đâu đó là niềm vui chiến thắng. 

       Ở bốn câu thơ đầu tiên, một khung cảnh nổi nhớ, hoài niệm lại cuộc kháng chiến của dân tộc khi quân giặc xâm lược, càn quét nhân dân ta:

"Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù"

      Tố Hữu đã tái hiện lại một khung cảnh hào hùng nhưng cũng rất đỗi căng thẳng và vô cùng khó khăn, những ngày tháng đấu tranh đầy gian nan. Giặc đến giặc lùng, từng câu chữ như in dấu trong tim là một nỗi nhớ da diết khi đất nước lâm vào cảnh khó khăn. Nếu như ở những khổ thơ trước là nhớ đến những ngày tháng tươi đẹp, êm đềm thì ở khổ thơ này nỗi nhớ mang âm điệu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Núi rừng địa hình khó khăn và chắc chở không làm khó được những tấm gương anh hùng, những chiến sĩ bộ đội của ta trong cuộc kháng chiến trường kì. 

"Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng"

      Không chỉ hoài niệm lại những ngày tháng giặc đánh chiếm, thiên nhiên cũng là yếu tố tạo nên ngày tháng chiến đấu đó. Một không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông bát ngát khi bốn mặt đều là sương mù bao phủ, mờ ảo đến kì lạ, bởi vì lẽ đó mà con đường hành quân, đánh giặc của các chiến sĩ gặp nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi một trái tim gan dạ. Khung cảnh hiện lên có phần sợ hãi nhưng cũng khá uy nghi và nghiêm nghị. Bốn mặt sương mù cũng cho thấy được địa bàn của cách mạng ta ngày càng được mở rộng hơn, phát triển hơn từng ngày. Đất nước của chúng ta, nguyện giữ gìn một lòng từng tấc đất, hai câu thơ còn nói lên sự quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương đất nước, ý chí kiên cường đoàn kết đấu tranh của dân Việt Bắc. 

"Ai về ai có nhớ không ?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng

       Đến đoạn này thì ta đã cảm nhận rõ hơn hết nỗi nhớ của người ra đi dành cho người ở lại, câu hỏi tu hừ như một nhắc để nhớ, nhớ về với Việt Bắc, với thiên nhiên, với con người nơi đây. Khi cơ quan đầu não của ta chuyển về Hà Nội làm việc nhớ Việt Bắc vô cùng, một thời gắn bó không thể nào quên, những khó khăn vất vả, ngày tháng vui có buồn có, nhớ từ Phủ Thông đến đèo Giàng, từ sông Lo đến Phố Ràng, từ Cao lạng sang Nhị Hà. Một nỗi nhớ da diết, dai dẳng kéo dài khắp Tây Bắc. Những địa danh với những cái tên quen thuộc Việt Bắc, ghi lại những dấu ấn lịch sử đáng nhớ, những chiến công thắng lợi vang dội. Đó không chỉ là những chiến công mà còn là niềm tự hào về nó, về những chiến sĩ và con người Việt Bắc đã cùng nhau đoàn kết và chiến thắng kẻ thù.

      Bài thơ Việt Bắc đã đi sâu vào trong tâm trí độc giả đặc biệt là khổ thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà" về một khung cảnh chiến tranh đầy hào hùng cũng rất đỗi gian khổ của các chiến sĩ khi ở Việt Bắc. Qua đó biết ơn công lao của các thế hệ đi trước có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thấy được một thi nhân tài ba, một lá cờ đầu của văn học Việt Nam mang tên Tố Hữu.

---------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn đoạn văn mẫu Cảm nhận đoạn thơ: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng... Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà". Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, mời các bạn cùng đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 03/07/2023

Tham khảo các bài học khác