logo

Cảm nhận về đoạn thơ "Ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc

Bài thơ Việt Bắc nói lên nỗi nhớ da diết, tình cảm sâu đậm của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu, con người nơi đây. Cảm nhận về đoạn thơ" ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nỗi nhớ của tác giả. Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu do Toploigiai biên soan, mời bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ" ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc

Mở bài

- Giới thiệu về Tố Hữu: nhà lớn lớn của cách mạng Việt Nam, phong cách thơ sâu sắc, trữ tình.

- Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc: Sáng tác năm 19546-1954 nói về tình cảm của nhà thơ với chiến khi Việt Bắc

Thân bài

- Phân tích đoạn thơ " ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc

+ Hai câu đầu: Nói về nỗi nhớ Tây Bắc, sử dụng điệp từ “ta về”, “nhớ” thể hiện nỗi nhớ da diết

+ Hai câu tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc hiện ra rõ nét, sống động

+ Bốn câu tiếp theo: Bức tranh mùa mơ trắng rừng mang đến sự thơ mộng, miêu tả cảnh thiên nhiên đất trời; lột tả nỗi nhớ với hình ảnh “nhớ cô em gái” => Tác giả nhớ thiên nhiê, con người Việt Bắc.

+ Hai câu cuối: Đúc kết lại đoạn thơ là nỗi nhớ thuỷ chung, ân tình

=> Chỉ qua 10 câu thơ nhà thơ đã nêu được nỗi nhớ của mình với chiến khu.

Kết bài

Đây là một bài thơ hay, thể hiện tâm hồn và con người Tố Hữu

Cảm nhận về đoạn thơ" ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc

Cảm nhận về đoạn thơ" ta về mình có nhớ ta .....nhớ ai tiếng ái chân tình thủy chung" trong Bài Thơ Việt Bắc

Tố Hữu một nhà thơ lớn của Cách mạng Việt Nam. Ông gắn bó với nhiều sự kiệt trong Cách mạng Việt Nam, mang cho mình những vần thơ trữ tình cách mạng sâu sắc. Trong đó, có Bài Thơ Việt Bắc ông sáng tác từ năm 1946 đến năm 1954 bài thơ này tác giả đã làm nổi bật lên tình cảm da diết của người đi kẻ ở lại qua những cảm nhận sâu sắc của tác giả về thiên nhiên và con người Việt Bắc

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh giao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng 1 mình

Rừng thu trang rọi  hòa bình

Nhớ ai tiếng hát thủy chung ân tình

Ta có thể nói rằng bài thơ có thể chính là một bức tranh màu sắc qua bốn mùa. Sâu tật trong đó là nỗi nhớ nhung da diết một tấm lòng thủy chung sâu sắc đối với Việt Bắc.

Với hai câu thơ đầu tác giả đã khái quát về nỗi nhớ của bao con người nơi đây.

Ta về mình có nhớ ta

 Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Điệp từ "ta về"," nhớ" là một lời hỏi tu từ cũng là một lời kể của nỗi nhớ. Hình ảnh bông hoa và con người là những gì đẹp nhất của núi rừng nơi Việt Bắc."Hoa" là một cách nói nghệ thuật của tác giả nó tượng trưng cho thiên nhiên, nó góp phần làm đẹp thiên nhiên trong nỗi nhớ ấy của người về hoa.Hoa và người có lẽ là hình ảnh nổi bật cùng hẹn và soi chiếu vào nhau, hình ảnh hoa do thiên nhiên tạo ra, người cũng là sản phẩm mà do con người tạo hóa. Vậy nên, khi nhớ người thì hoa sẽ hiện lên cũng biểu tượng cho người ở lại.

Tiếp theo,là một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc phong phú ,rực rỡ và tươi thắm nó hiện lên như một tượng trưng cho cảnh sắc 4 mùa.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng 

Có lẽ đây là sự xuất hiện của mùa đông nó xuất hiện bằng một gam màu lạnh, gợi ra một sự mênh mông tĩnh lặng. Nhưng với gam màu lạnh ấy lại xuất hiện một gam màu nóng "hoa chuối đỏ tươi". Màu đỏ nó tượng trưng cho màu đỏ của cách mạng nhỏ  nhen nhóm, như xoa đi cái lạnh ngàn năm trong núi rừng, rừng xanh rồi lại hoa chuối. Hình ảnh trong mùa lên với dáng vẻ và tư thế hiên ngang "dao cài thắt lưng" thật độc đáo 

Ngày xuân mơ nở trắng rừng 

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 

Một một bức tranh mùa xuân hiện ra" mơ nở trắng rừng". Thật khác lạ khi mùa xuân toàn màu trắng của dàn hoa mơ. Gửi cho ta sự mơ mộng của tạo vật thiên nhiên đất trời. Chỉ 2 tiếng thôi "trắng rừng"nhưng tại làm cho cánh rừng bừng trắng lên. Gợi lên vẻ đẹp trong sáng của những con người Việt Bắc nơi đây. Mùa xuân gắn với bàn tay dịu dàng cần mẫn của một cô gái "chuốt từng sợi giang."

Rừng thu trang soi hòa bình 

Nhớ ai tiếng hát thủy chung ân tình

Đúc kết đoạn thơ loại là một bức tranh mùa thu trăng soi rọi qua những vòng lá.  Nó tạo thành một khung cảnh êm dịu huyền ảo đồng thời, cảnh tượng này rất thích hợp với sự bộc lộ tâm tư thầm kín của mình , gợi sự không khí yên bình yên thầm lặng. Bắt đầu một cuộc sống vui vẻ câu thơ cũng đã hòa nhập với thiên nhiên với vũ trụ với cuộc sống yên vui của những tấm lòng nhân ái giữa người đi và người ở lại. Hình ảnh cô gái hái măng một mình cùng cũng đã hiện ra với sự cần cù, chăm chỉ, miệt mài gợi ra cái không gian bao la của núi rừng Việt Bắc. Họ nhớ về Việt Bắc cả về tiếng hát ân tình thủy chung. Đó là cả tâm hồn cả toàn con người chăm chỉ với những công việc cưu mang mình, cảm xúc trước đất trời trước cuộc đời. Xuyên suốt bài thơ tác giả sử dụng Điệp từ" nhớ" để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung đối với Việt Bắc.

Bên cạnh những nỗi nhớ thiên nhiên lại là nỗi nhớ của con người Việt Bắc. Nó luôn xen lẫn với thiên nhiên ,đằng sau mỗi câu thơ nói về Hoa chắc có lẽ đã là nói về người. Nó gắn bó khăng khít với thiên nhiên cho câu thơ bớt hoang sơ và sẽ có hồn hơn giữa con người và thiên nhiên hiện lên thật gợi cảm.

Tâm hồn của Tố Hữu say mê và mạnh mẽ tuy nhiên có thêm cả sự sâu đắng và thủy chung.

Chắc hẳn ông thật tài tình và say mê cách mạng nên ông mới viết lên những đoạn thơ tài tình như vậy. Đọc đoạn thơ ta thấy thật hay và độc đáo bài thơ  sẽ luôn in sâu mãi mãi trong tâm hồn người đọc.

icon-date
Xuất bản : 26/10/2022 - Cập nhật : 20/11/2022