logo

Mở bài Việt Bắc hay nhất bức tranh tứ bình (10 mẫu)

icon_facebook

Tham khảo các mẫu mở bài Việt Bắc - Bức tranh tứ bình, mang đến cho các bạn những cách viết độc đáo, làm phong phú bài văn, dễ dàng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. 


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 1)

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật

Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay

Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc

Ngọt mật đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.

(Chế Lan Viên)

Cuộc sống được ví như cánh đồng hoa trải dài vô tận, ở đó hoa nào cũng đẹp, loài nào cũng thơm. Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật không chỉ thu thập những điều vang tỏa nơi hiện thực cuộc sống, mà từng câu, từng chữ họ viết ra đều là thành quả quý giá sau nhiều lần nằm gai nếm mật, đối diện với muôn vàn hỉ nộ ái ố của cuộc đời, là "giọt mật" kết tinh từ những tinh hoa mang dư vị ngọt ngào len lỏi vào tận sâu thẳm trái tim người đọc. Nhà thơ như đôi cánh ong miệt mài, chăm chỉ, cố gắng duy trì những xúc cảm mênh mang có thể được bung tỏa và hiện hữu một cách chân thực trên từng đầu nét bút. Lật lại một miền ký ức qua từng trang văn Tố Hữu, ta có thể nhìn ra tất thảy cả bầu trời nỗi nhớ mênh mang mang dáng hình những năm tháng đã lùi vào dĩ vãng. Đứa con của "Huế đẹp và thơ” ấy đã thổi hồn vào Việt Bắc vẻ đẹp tuyệt diệu của bức tranh tứ bình mang đậm nỗi niềm nhớ nhung da diết, qua đó bộc lộ tấm lòng ân nghĩa thủy chung của nhà thơ nói riêng và người cán bộ chiến sĩ nói chung. Thành công của đoạn thơ được thêu dệt nhờ tài năng khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình cùng tính dân tộc đậm đà, vốn là tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 2)

“Việt Bắc” được sáng tác vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi. Đây là lúc mà các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Tố Hữu đã tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người cán bộ với nhân dân Việt Bắc sau thời gian dài sống, chiến đấu và gắn bó cùng nhau trải qua mọi gian khổ. Trong bài thơ tác giả sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc kết hợp lối hát đối đáp như ca dao dân ca để tái hiện cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người chiến sĩ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình trong bức tranh tứ bình:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve keo rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 3)

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Tố Hữu - một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính anh dũng cùng tình cảm gắn bó sâu nặng với đồng bào Việt Bắc, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác vô cùng trữ tình về người chiến sĩ trong thời chiến thông qua bài thơ Việt Bắc. Nổi bật trong bài thơ là những hồi ức của người ra đi về bức tranh tứ bình Việt Bắc:

“Ta về, mình có nhớ ta
.....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 4)

"Ngọn gió thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra giọng nói cho riêng mình". Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó không chấp nhận sự sao chép mô phỏng bởi "bình thường là cái chết của nghệ thuật". Mỗi người nghệ sĩ phải tạo ra cho mình một lối đi riêng không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Có như vậy, tác phẩm mới đủ sức neo đậu trong trái tim người đọc, và người nghệ sĩ mới đủ sức chạm khắc tên mình vào dòng chảy bất tận của thời gian. Vì lẽ ấy, Tố Hữu luôn dành cho mình một vị trí rất riêng trên thi đàn với những khám phá độc đáo trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Bài thơ "Việt Bắc" chính là minh chứng tiêu biểu, đặc biệt là bức tranh tứ bình, đoạn thơ được coi là tuyệt bút của tác phẩm, tập trung khắc họa bức tranh tứ bình về cảnh và và người Việt Bắc. Một câu nói về thiên nhiên lại đến một câu nói về con người, cứ thế hòa quyện gắn bó khăng khít. Có thể thấy thi sĩ tạo hình theo lối xây dựng bộ tranh tứ bình - một hình thức rất phổ biến của nghệ thuật cổ điển

“Ta về, mình có nhớ ta
.....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 5)

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu cho nền văn Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà thơ với tư tưởng cộng sản, một nhà thơ lớn, thơ ông gắn liền với cách mạng. Tố Hữu còn gắn bó với dân sâu sắc. Vì vậy mà trong các tác phẩm của ông luôn gần gũi với nhân dân. Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, giàu giá trị với phong các trữ tình - chính trị sâu sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là bài Việt Bắc. Có thể nói, kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện thành bức tranh tứ bình.

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 6)

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ: “Tôi bắt đầu tin văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức tưởng thép mà mỗi người tự dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc đảo người thành một khối; văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt qua những rào cản của lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ..”. Có một tác phẩm mà với tôi, không chỉ là lửa, là nước, là băng, mà còn là nước mắt và tâm huyết trào ra từ trái tim ấm nóng và ngòi bút của thành “kì quan tuyệt diệu của trái tim” – tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố hữu. Tuyệt bút này đã như như dòng xoáy nước luồn lách đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, đặc biệt ấn tượng nhất là bức tranh tứ bình dạt dào cảm xúc:

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 7)

Mà nói vậy: “Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ, và phần để em yêu…

Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là cánh chim đầu đàn đã vạch hướng cho nền thơ cách mạng. Ông là người đã bắc chiếc cầu nối linh diệu giữa hình thức thơ mới và thơ ca cách. Nhà thơ Xuân Diệu từng nói ông chính là người đưa thơ cách mạng đạt đến một trình độ rất đỗi trữ tình. Thơ ông thấm đẫm phong vị ca dao và đậm đà tính dân tộc. Ông chính là nhà thơ Tố Hữu – Người đã rời chiến khu sau 15 năm gắn bó với nhiều thổn thức “Khi tôi về Hà Nội, tôi đã để lại một phần đời của mình ở Việt Bắc”. Và đó là lí do giản dị để thi phẩm Việt Bắc ra đời. Để lại những yêu mến sâu đậm trong trái tim người đọc là đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

.....

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 8)

Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu với một giọng thơ đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng, một phong cách thơ trữ tình chính trị. Tuy nhiên, trong những bài thơ ấy vẫn chất chứa những hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chính là minh chứng tiêu biểu:

"Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 9)

Trong những năm kháng chiến chống Pháp khi mà cánh đồng văn chương Việt Nam đang được làn gió "Thơ mới" thổi qua thì Tố Hữu lại tìm về với những vần thơ truyền thống. Khi đọc "Việt Bắc" ấn tượng ban đầu mà người đọc dễ dàng nhận thấy là tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của bài thơ. Trong khi "Thơ mới' đang chiếm ưu thế một cách tuyệt đối thì ta lại thấy xuất hiện trên thi đàn tập thơ "Từ ấy" nổi bật là bài "Việt Bắc" là đỉnh cao của sự tìm về cội nguồn văn thơ dân tộc. "Việt Bắc" là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời và đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình thuỷ chung như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của người con rời " thủ đô kháng chiến" mà trong thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng - con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của người tình lan toả:

"Ta về, mình có nhớ ta
.....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."


Mở bài Việt Bắc – Bức tranh tứ bình (Mẫu số 10)

Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình – nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi. Và cứ thế sợi nhớ sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi "Ta – mình" của đôi lứa yêu nhau. Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.

"Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

>>> Xem thêm: 

- Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

icon-date
Xuất bản : 05/12/2024 - Cập nhật : 28/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads