logo

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm (học sinh giỏi)

Nhắc tới tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, người đọc không thể không nhớ về cảnh phố thị nghèo nàn khi chiều tàn, đêm đến. Đây được coi là một hình ảnh gợi hình, thể hiện được nội dung của đề tài Thạch Lam muốn thể hiện. Cùng tham khảo dàn ý và bài văn Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm học sinh giỏi hay nhất dưới đây để hiểu rõ hơn về bức tranh tiêu biểu của một xã hội đã qua.


1. Dàn ý Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm học sinh giỏi

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam và tác phẩm.

Giới thiệu bức tranh phố thị trong tác phẩm.

Thân bài:

- Bức tranh phố thị trong mắt tác giả:

+ Màu sắc: phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Âm thanh: tiếng trống thu không

+ Hình ảnh: Những đứa trẻ đi nhặt những thứ còn sót lại trên bãi chợ tàn,…

- Sự xuất hiện của hai đứa trẻ phản ánh sự bức bối của hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Thể hiện ước mơ của tác giả về khát khao hướng tới ngày mai.

Kết bài: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cảm nhận về bức tranh tiêu biểu của một xã hội đã qua.


2. Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm học sinh giỏi

Thạch Lam được xem là cây bút tài hoa trong nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác phầm để đời. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống bế tắc của người dân trong xã hội cũ. Nổi bật trong số đó ta có thể kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ. Và cứ nhắc tới Hai đứa trẻ, người đọc không thể không nhớ về cảnh phố thị nghèo nàn khi chiều tàn, đêm đến. Đây được coi là một hình ảnh gợi hình, thể hiện được nội dung của đề tài Thạch Lam muốn thể hiện.

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm học sinh giỏi

Hai đứa trẻ là một bức tranh đặc trưng của xã hội Việt Nam vào những năm 1930 – 1945. Với cách kể chuyện chân thực, hai đứa trẻ hiện lên là đại diện tầng lớp nông dân lúc bấy giờ. Thông qua góc nhìn của chúng, người đọc thấy được khung cảnh buổi chiều tàn, khu chợ vắng vẻ và đầy rác rưởi, khung cảnh thật ảm đạm, thê lương.

- Bức tranh phố thị trong mắt tác giả:

Trong khi những ánh nắng cuối cùng của ngày vụt tắt, ngày đã sắp tàn là một khung cảnh thể hiện rõ nhất hoàn cảnh sống của người dân. Màu sắc chủ đạo của buổi chiều được tác giả tô vẽ vừa rực rỡ, nhuốm thêm ít màu tối: “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Âm thanh nổi bật trên nền bức tranh tĩnh lặng ấy là " tiếng trống thu không", giai điệu nặng nề càng làm bức tranh nhuộm màu buồn bã. Cùng với tiếng trống cang dồn, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào", “tiếng muỗi vo ve"… là những âm thanh quen thuộc của vùng đồng quê dần hiện lên. Những âm thanh và màu sắc ấy đưa ta về với vùng làng quê nghèo nhưng lại nhẹ nhàng khó tả.

Tuy nhiên, trái ngược với sự đẹp đẽ ấy, cuộc sống của con người dần hiện ra với sự lam lũ, bần cùng. Những đứa trẻ nhỏ kéo nhau đi nhặt nhạnh những thứ đồ còn sót lại trên bãi chợ tàn; mẹ con chị Tý thì lễ mễ chuẩn bị dọn hàng ra bán; gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu rách với cái thau sắt ở trước mặt. Hình ảnh nhân vật chính, hai chị em Liên cũng xuất hiện trong hoàn cảnh tăm tối ấy. Hai đứa trẻ chứng kiến khung cảnh sinh hoạt xung quanh, giúp cửa tiệm của mẹ dọn hàng. 

Bóng tối dần nuốt lấy những ánh sáng cuối cùng, “tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông con đường quanh chợ, về nhà các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Hình ảnh bóng tối kéo xuống như tâm trạng bao người dân nơi phố huyện lúc bấy giờ, trông đến tương lai chỉ toàn là bóng tối. Nó nhấn chìm hết những hy vọng của con người, biến con người thêm nhỏ bé, mờ nhạt chẳng đang nhắc tới. Cứ thế qua ngày, khung cảnh này cứ lặp đi lặp lại. Nó bào mòn những thế bào của người dân nơi đây, khiến cuộc sống bức bối và nặng nề.

- Sự xuất hiện của hai đứa trẻ phản ánh sự bức bối của hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Thể hiện ước mơ của tác giả về khát khao hướng tới ngày mai.

Tuy còn nhỏ, nhưng hai chị em Liên lại có thể ý thức được hoàn cảnh tù túng bế tắc mà cuộc sống mai lại. Chúng đã thức tỉnh, dần có những ý nghĩ và khát vọng vào tương lai. Tuy nhiên, khát vọng đó rất mơ hồ và nhỏ nhặt. Hình ảnh thể hiện điều đó chính là việc hai đứa trẻ luôn cố chấp chờ đợi chuyến tàu đêm cuối cùng đi qua. Dường như chuyến tàu từ thành phố, nơi chúng nghĩ cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ ánh sáng của con tàu chiếu rọi trong đêm đen. Vẻ đẹp của ánh sáng ấy được Thạch Lam cường điệu, trở thành một hình ảnh nổi bật trong bức tranh đen tối. Tuy nhỏ, nhưng no đã đem đến ngọn lửa hy vọng trong lóng hai đứa trẻ, để chúng ước mơ về một tương lai tràn đầy mơ ước. 

Cuộc sống phố thị thể hiện rõ sự bức bối khi chiều tàn, đêm xuống. Tuy nhiên, chỉ bằng một nét chấm phá là con tàu, dường như cả người đọc cũng thấy nao nao vì tưởng tượng ra viễn cảnh tốt đẹp trong một ngày không xa. Bức tranh lãng mạn ấy đã được Thạch Lam tinh tế miêu tả thông qua cái nhìn của hai đứa trẻ. Đó là cuộc sống nghèo khổ, tăm tối của người nông dân, nhưng họ luôn mang trong mình ước mơ thay đổi cuộc sống và hướng tới tương lai.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như bài văn mẫu hay Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm học sinh giỏi để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 01/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023