logo

Cách viết tập hợp bằng 2 cách lớp 6 kèm bài tập có đáp án

Câu trả lời chính xác nhất: Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, … để đặt tên cho tập hợp. Thông thường, có hai cách viết tập hợp là: liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Dưới đây là cách viết tập hợp bằng 2 cách lớp 6 kèm bài tập có đáp án, mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu nhé!


1. Cách viết tập hợp bằng 2 cách lớp 6

Trong toán học, một tập hợp là một bộ các phần tử. Các phần tử tạo nên một tập hợp có thể là bất kỳ loại đối tượng toán học nào: số, ký hiệu, điểm trong không gian, đường thẳng, các hình dạng hình học khác, các biến hoặc thậm chí các tập hợp khác.

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Có thể viết (mô tả) một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó theo ba quy ước sau:

Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy ” ; “

Mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Thứ tự liệt kê tùy ý.

Sau đây là một số bài tập ví dụ:

Câu hỏi 1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 9.

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Trong Câu hỏi 1 ở trên, thay vì liệt kê các phần tử để viết tập hợp A, ta cũng có thể viết tập hợp A bằng cách nên tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp như sau:

A = {n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 9}

>>> Tham khảo: Tập hợp con là gì?

Cách viết tập hợp bằng 2 cách lớp 6 kèm bài tập có đáp án

2. Bài tập trắc nghiệm về cách viết tập hợp

Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

A. A = [1; 2; 3; 4]    

B. A = (1; 2; 3; 4)

C. A = {1, 2, 3, 4}    

D. A = {1; 2; 3; 4}

Đáp án: D

Giải thích:

Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “:”.

Nên cách viết đúng là A = {1; 2; 3; 4}.

Câu 2: Cho B = {a; b; c; d}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

A. a ∈B              

B. b ∈ B                            

C. e ∉B      

D. g∈B

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng cách sử dụng kí hiệu ∈; ∉:

+) 2 ∈ A đọc là 2 thuộc A hoặc là 2 thuộc phần tử của A.

+) 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.

Ta thấy: B = {a; b; c; d}

Tập hợp B gồm các phần tử là a, b, c, d; do đó ta viết a ∈ B; b ∈ B    

Có g và e không là phần tử của tập hợp B nên ta viết e ∉ B; g ∉ B

Vậy đáp án sai là đáp án D.

Câu 3: Cho các cách viết sau: A = {a, b, c, d}; B = {2; 13; 45}; C = (1; 2; 3); D = 1. Có bao nhiêu cách viết tập hợp là đúng trong các cách viết trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “:”.

Nên cách viết đúng là B = {2; 13; 45}

Vậy có 1 cách viết đúng.

Câu 4: Cho M = {2; 3; b; c}. Chọn câu sai.

A. 3 ∈ M

B. a ∉ M

C. d ∈ M

D. c ∈ M

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: M = {2; 3; b; c}

Do đó ta thấy các phần tử 3, c thuộc tập hợp M nên ta viết 3 ∈ M; c ∈ M

Các phần tử a và d không thuộc tập hợp M nên ta viết a ∉ M; d ∉ M.

Vậy đáp án C sai.

Câu 5: Tập hợp H gồm các phần tử là: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ. Viết tập hợp H theo ta được:

A. H = cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ

B. H = {cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ}

C. H = {cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ}

D. H = [cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ]

Đáp án: C

Giải thích:

Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu “:”.

Tập hợp H gồm các phần tử là: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ

Nên ta viết tập hợp H như sau:

H = {cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ}

>>> Tham khảo: Tập hợp Z gồm những số nào?


3. Bài tập tự luận về cách viết tập hợp có đáp án

Bài 1: Cho các tập hợp

A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10}; B = {1; 3; 5; 7; 9; 11}

a/ Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.

b/ Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A.

c/ Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.

d/ Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.

Lời giải:

a/ C = {2; 4; 6}

b/ D = {5; 9}

c/ E = {1; 3; 5}

d/ F = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11}

Bài 2: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; x; a; b}

a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.

b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.

c/ Tập hợp B = {a, b, c} có phải là tập hợp con của A không?

Lời giải:

a/ {1}; {2}; {a}; {b}; {x}

b/ {1; 2}; {1; a}; {1; b}; {1; 3}; {1; x}; {2; a}; {2; b}; {2; 3}; {2; x}; {3; x}; {3; a}; {3; b}; {x; a}; {x; b}; {a; b}

c/ Tập hợp B không phải là tập hợp con của tập hợp A bởi vì c ∈ B nhưng c ∉ A.

Bài 3. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “HÌNH HỌC”.

Lời giải:

{H, I , N, O, C).

Bài 4.

a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý một trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có ít hơn 30 ngày.

Lời giải:

a) A = {tháng giêng, tháng hai, tháng ba},

b) B = {tháng hai}.

Bài 5. Viết tập hợp D các số tự nhiên tận cùng bằng 0, lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 50.

Lời giải:

D = {20 ; 30 ; 40 ; 50}.

Bài 6. Cho E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 13 và nhỏ hơn 21. Hãy viết tập hợp E theo hai cách.

Lời giải:

E = {14 ; 15 ; 16 ; 17 ; 18 ; 19 ; 20}      hoặc E = {x ∈ N | 13< x < 21}.

Bài 7. 

Viết tập hợp A các số lẻ lớn hơn 7 và nhỏ hơn hoặc bằng 17,   sau đó điền kí hiệu thích hợp vào

chỗ chấm :

7 … A ;        17 … A.

Trả lời:

A = (9 ; 11 ; 13 ; 15 ; 17}.   7 ∉ A; 17  ∈ A.

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về cách viết tập hợp bằng 2 cách lớp 6 kèm bài tập có đáp án. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 10/09/2022