logo

Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu

Tiếng vọng rừng sâu đã mang đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa thông qua nhân vật người mẹ trong câu chuyện. Khi chúng ta sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với mọi người trong cuộc đời thì ta cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp nhất. Dưới đây là Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu

Mở bài:

Giới thiệu về câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu và người mẹ trong câu chuyện này

Thân bài:

Biểu cảm về nhân vật người mẹ trong Tiếng vọng rừng sâu

+ Người mẹ trong câu chuyện trên kiến chúng ta cảm thấy khâm phục cách dạy con của người mẹ đó. Bà đã giúp cậu bé ngỗ nghịch trở nên ngoan ngoan hơn và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc yêu ghét một ai.

+ Người mẹ ấy cũng có vai trò quan trọng trong câu chuyện và chúng ta. Chính vì có sự giảng dạy cho cậu bé mà chúng ta cũng nhận thức được bài học vô cùng quý giá.

Kết bài: 

Khẳng định lại vấn đề, những tâm tư tình cảm của chúng ta dành cho người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu.

>>> Tham khảo: Viết bài văn biểu cảm về nhân vật cậu bé trong Tiếng vọng rừng sâu


Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu

Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu

      Khi còn nhỏ tôi thường được nghe những câu chuyện hay từ bà và mẹ. Khi thì tôi được nghe những câu truyện cổ tích khi thì là những câu truyện ngụ ngôn hay những câu chuyện hài hước. Nhưng câu chuyện khiến tôi nhớ mãi chắc hẳn vẫn là câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu. Trong câu chuyện này có một nhân vật khiến tôi phải thán phục đó chính là nhân vật người mẹ.

      Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện kể về việc dỗ con của một người mẹ thông qua việc hét lớn trong thung lũng. Cậu bé ngỗ nghịch vì một lần tức giận với mẹ nhưng không thể xúc phạm mẹ nên đã đi sâu vào thung lũng và hét lên rằng “Tôi ghét người” và ngay sau đó liền có tiếng vọng lại ý hệt như vậy. Điều này đã khiến cậu bất ngờ và hoảng hốt chạy về khóc với mẹ. Khi hiểu ra vấn đề người mẹ liền dẫn cậu quay trở lại thung lũng và bảo cậu hãy hét lên rằng “Tôi yêu người”. Cậu bé làm theo lời mẹ và nhận lại tiếng vang “Tôi yêu người”. Lúc ấy người mẹ liền giải thích cho cậu hiểu rằng nếu cậu cho đi điều gì thì sẽ nhận lại điều đó, ai gieo gió thì người đó sẽ gặt bão. Nếu chúng ta biết yêu thương con người thì con người cũng sẽ yêu thương chúng ta.

      Chính cách dạy này của người mẹ đã khiến tôi phải thán phục vô cùng. Người mẹ đã giúp cậu bé cùng chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của việc yêu ghét một ai đó. Tại sao chúng ta lại không cho đi những yêu thương để được nhận lại những yêu thương. Điều đó chắc hẳn sẽ tốt hơn việc chúng ta đi gieo rắc những thù hận của bản thân lên người khác vì một lúc nào đó thì những người khác cũng sẽ gieo rắc thù hận của họ lên chúng ta mà thôi. Quan trọng hơn hết là thù hận sẽ không giúp ích cho chúng ta mà đôi khi còn làm hại chúng ta nữa. 

      Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì người mẹ trong câu chuyện này đã khiến tôi thay đổi rất nhiều. Trước kia tôi từng là một người có tính ích kỉ, không chịu chia sẻ những gì mình có cho những người xung quanh. Nhưng sau khi đọc xong câu chuyện này tôi đã dần thay đổi tích cách ích kỉ ấy. Tôi luôn sẻ chia những gì mình có cho người thân và bạn bè của mình. Chính vì bài học của người mẹ này cũng đã giúp tôi có thêm được nhiều người bạn tốt hơn.

      Ngoài tầm quan trọng trong câu chuyện ra thì người mẹ cũng có vai trò quan trọng đối với chúng ta. Người mẹ vừa dạy cho con mình trở thành một người tốt vừa giúp chúng ta nhận thức lại bản thân mình. Từ đó chúng ta nhìn nhận lại bản thân mình xem mình là người như thế nào để có thể thay đổi để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Không ai sinh ra đã hoàn hảo ngay từ đầu cả vì vậy mà chúng ta hãy cố gắng từng chút một để bản thân chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn. Khi cá nhân chúng ta dần tốt lên cũng kéo theo đó là sự đi lên, sự phát triển của một xã hội văn minh.

      Chúng ta không thể lúc nào cũng sống ích kỉ được. Chúng ta phải biết cho cho đi vì hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động chỉ có tình yêu đích thức mới thay đổi được lòng người. Người ta thường nói lòng người khó đoán nhưng nếu chúng ta cứ trao cho họ tình yêu thì họ cũng trao cho ta tình yêu mà thôi. Cũng như người mẹ trong câu chuyện trên vậy, phải biết cho đi yêu thương vì đó chính là quy luật của cuộc sống không thể nào thay thế được.

-------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn Bài văn biểu cảm về người mẹ trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 03/01/2023 - Cập nhật : 28/08/2023

Tham khảo các bài học khác