logo

Phân tích bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam luôn là kho tàng phong phú và thú vị nhất với hàng nghìn những bài cao dao hay được lưu truyền qua ngàn đời. Dưới đây là dàn ý và bài Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”. Mời các bạn tham khảo nhé!


Bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao Mai

Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?


Dàn ý Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”


a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về ca dao và dẫn dắt vào bài ca dao.


b. Thân bài

* Nội dung: 

- Thông qua cảnh vật, nhân vật trữ tình muốn gửi gắm tình cảm của mình tới người thương.

- Tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình thông qua hình ảnh nhện giăng tơ và sao mai.

* Nghệ thuật:

- Thơ thơ lục bát với vần điệu nhịp nhàng.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị.

- Dùng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật như ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc,..


c. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ cùng những cảm xúc của mình về bài ca dao.

Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”

Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”

      Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam thường được lưu truyền dưới dạng truyền miệng nên rất phong phú và có nhiều dị bản. Trong số các bài ca dao hiện hành, bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” là một trong số các bài ca dao để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng nhất.

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao Mai

Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?

      Bài ca dao chỉ vọn vẹn sáu câu thơ với ba cặp câu lục bát đã diễn tả được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình ở đây là một nàng thiếu nữ thông qua cảnh vật đã gửi gắm sự nhớ thương và tình cảm chân thành của mình tới chàng trai mình thương. 

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.

      Thông thường trong thơ ca và ca dao, nỗi nhớ thường được hiện hữu vào mỗi buổi chiều - khoảng thời gian mà cảnh vật cũng như còn người đều buồn hơn khi trời dần chuyển tối. Tuy nhiên trong bài ca dao này, nỗi buồn, nỗi nhớ thương của cô gái lại được thể hiện trong đêm tối, khi mà mọi người, mọi sự vật đều đang chìm trong giấc ngủ sau một ngày mệt mỏi. Có lẽ rằng nỗi nhớ thương người yêu quá mạnh mẽ khiến cô gái không ngủ được nên đã ra bờ áo đứng. Câu thơ thứ hai của bài đã được khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Khi buồn chán ra đứng bờ ao, cô gái không có việc gì làm chỉ đứng nhìn cảnh vật xung quanh. Tuy nhiên, cảnh vật xung quanh lại như muốn tránh xa nỗi buồn, nỗi nhớ của cô. Khi cô nhìn cá thì cá lặn, khi cô nhìn sao thì sao bị mây che mờ. 

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?

      Cụm từ “buồn trông” rất dễ thấy trong thơ ca và ca dao Việt Nam, là lời mở đầu thường thấy trong những bài ca dao thân thân trách phận, là cụm từ nhấn mạnh vào nỗi buồn của nhân vật trước sự vật, cảnh vật xung quanh. Khi cảm xúc quá buồn chán thì những gì nhỏ bé nhất xung quanh mình cũng trở nên thú vị mặc dù hàng ngày đó là những thứ mà ta chả bao giờ để ý đến. Khi cảnh vật xung quanh đều trốn tránh, chỉ có nhện là không tránh cô, vẫn miệt mài giăng tơ. Trong mắt người đang yêu, cảnh vật có xấu xí đến mấy cũng thành đẹp đẽ nhất. Nhện giăng tơ vốn là nhiệm vụ của nó để bắt con mồi, tuy nhiên trong mắt người thiếu nữ với trái tim nồng cháy, nhện đang giăng tơ như đang giăng tơ hồng cho chính mối tình của nó. 

Buồn trông chênh chếch sao Mai

Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?

      Cụm từ “buồn trông” lại một lần nữa xuất hiện ở cặp câu lục bát cuối cùng. Nhện và sao mai đều là những cảnh vật, sự vật bé tí, tuy nhiên nó lại trở thành những gì rất đáng chú ý trong mắt nhân vật chữ tình. Hồi nãy khi nhìn sao sao mờ, cô gái đã tụ hỏi không hiểu tại sao “Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?”.

      Với câu từ giản dị, vần thơ nhịp điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng, bài ca dao đã thể hiện được nỗi nhớ thương cùng nỗi buồn của nhân vật trữ tình một cách sâu sắc nhất, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc mà không có bất kì sự ràng buộc nào. Đó chính là nét đẹp tự nhiên của ca dao rất đẹp. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập và nâng cao khả năng viết văn nhé!

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 16/11/2023