logo

Cảm nhận của em về văn bản "Trở gió"

“Trở gió” là một đoạn trích nằm trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015. Văn bản “Trở gió” đã để lại trong em rất nhiều cảm xúc và sự ấn tượng bởi lối viết ấn tượng và những cảm xúc cũng như cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ của tác giả về cảnh vật và những thay đổi xung quanh mình.


Dàn ý Cảm nhận của em về văn bản “Trở gió”


a. Mở bài

- Giới thiệu qua về tác giả và đoạn trích.


b. Thân bài

* Giới thiệu về Văn bản “Trở gió”:

- Thể loại: Tạp văn.

- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.

- Tóm tắt văn bản: 

“Trở gió” là những cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Cơn gió đã mang đến cho tác giả những cảm xúc lẫn lộn và nỗi nhớ quê hương, gia đình sâu sắc.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật: 

+ Qua văn bản “Trở gió”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy những cảm nhận tinh tế và những cảm xúc đặc biệt cho cơn gió này. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tác giả.

+ Góp phần vào sự thành công của bài là cách tác giả sử dụng thể loại viết văn cùng những ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm và sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ đã làm cho đoạn trích trở nên gần gũi và thân quen.

* Tâm trạng và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích

- Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về:

+ Thời gian gió về không rõ ràng, mỗi năm lại là một ngày khác nhau.

+ Gió đến khiến “tôi” vừa lộn xộn, ngổn ngang, vừa mừng vừa bực.

+ Gió đến khiến “tôi” sắp già thêm một tuổi.

+ Sự mong chờ và tình cảm của tác giả đến những cơn gió chướng.

+ Dù nó mang đến cho mình nhiều cảm xúc phức tạp nhưng “tôi” vẫn mong gió chướng về.

+ Gió đến khiến các khung cảnh hiện lên trong kí ức: Đám con nít háo hức vỗ tay cười; được sắp quần áo mới; cảm giác Tết sắp tới gần.

+ Gió đến đem lại hy vọng vụ mùa bội thu vì khi nó đến thì lúa cũng vừa chín tới. Không chỉ lúa chín mà các loại hoa màu khác cũng đến độ thu hoạch: múa, vú sữa, dưa hấu…

+ Những hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng như nùi rơm, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo,…Những hình ảnh đó đã gợi lên nỗi nhớ quê hương cùng những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả. 

* Cảm xúc của em giành cho văn bản “Trở gió”

- Để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc.


c. Kết bài

- Khẳng định lại những cảm xúc của mình giành cho đoạn trích.


Cảm nhận của em về văn bản “Trở gió”

      “Trở gió” là một đoạn trích nằm trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015. Đoạn trích đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau và nó cũng mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt.

      Khác với các thể loại khác mà Nguyễn Ngọc Tư theo đuổi. Văn bản “Trở gió” được viết theo thể loại tạp văn - là thể loại dành cho những tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ.  “Trở gió” là những cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Cơn gió đã mang đến cho tác giả những cảm xúc lẫn lộn và nỗi nhớ quê hương, gia đình sâu sắc. Qua văn bản “Trở gió”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy những cảm nhận tinh tế và những cảm xúc đặc biệt cho cơn gió này. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tác giả.

      Cơn gió đến đã khiến tâm trạng của tác giả trở nên ngổn ngang lạ thường. Thời gian gió về không rõ ràng, mỗi năm lại là một ngày khác nhau. Gió đến khiến nhân vật “tôi” vừa lộn xộn, ngổn ngang, vừa mừng vừa bực. Gió đến khiến “tôi” sắp già thêm một tuổi vì đối với tác giả, gió chướng còn là gió Tết, là loại gió mang năm mới đến. Dù nó mang đến cho tác giả nhiều cảm xúc phức tạp nhưng “tôi” vẫn mong gió chướng về. Vì gió đến khiến các khung cảnh kỉ niệm hiện lên trong kí ức, tác giả nhớ đến đám con nít háo hức vỗ tay cười, nhớ đến cảnh được sắp quần áo mới và có cảm giác Tết sắp tới gần. Gió đến còn đem lại hy vọng vụ mùa bội thu vì khi nó đến thì lúa cũng vừa chín tới. Không chỉ lúa chín mà các loại hoa màu khác cũng đến độ thu hoạch như vú sữa, dưa hấu. Cơn gió chướng đã giúp cho những hình ảnh về quê hương như nùi rơm, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo,…hiện lên trước mắt tác giả. 

      Văn bản “Trở gió” là một tác phẩm rất hay của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Đây là một trong những văn bản để lại cho em nhiều ấn tượng nhất bởi cách tác giả chọn thể loại cũng như cách viết văn đầy tính nghệ thuật và nhiều cảm xúc của tác giả. Góp phần vào sự thành công của bài là cách tác giả sử dụng thể loại viết văn cùng những ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm và sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ đã làm cho đoạn trích trở nên gần gũi và thân quen.   

      Đoạn trích là những tâm tư và cảm nhận của tác giả khi gió mùa về. Với không gian và thời gian của dịp cuối năm, tác giả đã cho thấy được những thay đổi không chỉ của mùa, của thời tiết, của khí hậu mà còn của lòng người. Những cơn gió tới khiến tâm trạng con người vừa ngổn ngang vừa mong ngóng, vừa thấy vội vã. Cơn gió tới khiến tâm trạng và nỗi nhớ của nhân vật “tôi” lên đỉnh điểm. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương kéo tới khiến nhân vật đứng ngồi không yên. Phải yêu quê hương, đất nước tha thiết lắm mới có thể miêu tả được những cảm nhận sâu sắc và tỉ mỉ về mọi thứ xung quanh như thế. Chính vì vậy, văn bản “Trở gió” đã để lại trong em rất nhiều cảm xúc và sự ấn tượng. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn nêu lên những Cảm nhận của em về văn bản "Trở gió". Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. 

icon-date
Xuất bản : 15/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023