logo

Viết bài văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em''

Qua tác phẩm “Nơi tuổi thơ em” tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi người đều có một tuổi thơ gắn với những điều thân thương, gần gũi, những điều bình dị, mộc mạc của cảnh sắc thiên nhiên, quê hương tươi đẹp. Sau khi đọc xong bài thơ, mỗi người đều có cho mình một cảm xúc khác nhau, hãy viết bài văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em'' nhé.


Dàn ý bài văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em''

Mở bài

- Quê hương - hai tiếng thân thương và quen thuộc, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người

- Nhiều tác giả đã đưa đề tài quê hương vào tác phẩm của mình giống như bài thơ Nơi tuổi thơ em của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. 

Thân bài

- Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ

- Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dòng sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,...

- Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào để nuôi ta lớn, Tiếng ru ầu ơ đưa ta đi vào giấc ngủ say

- Đọc bài thơ Nơi tuổi thơ em đã làm cho em nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ

- Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết mà vui tươi cho thấy sự trân trọng của tác giả đối với quê hương

Kết bài

- Quê hương là niềm tự hào trong tâm trí em

- Em sẽ cố gắng học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, không phụ công lao dưỡng dục của bố mẹ và thầy cô.

Viết bài văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em''

Bài văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em''

Quê hương - hai tiếng thân thương và quen thuộc, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng nhớ về mà thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã đưa đề tài quê hương vào tác phẩm của mình giống như bài thơ Nơi tuổi thơ em của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. 

Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.

Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, là nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương là nơi mà ta luôn thuộc về và là nơi lúc nào cũng sẵn sàng giang tay chào đón ta. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dòng sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh thân thuộc, bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào để nuôi ta lớn, Tiếng ru ầu ơ đưa ta đi vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa, giọt mồ hôi đọng trên vai áo. Tất cả tạo nên những điều giản dị, ấm áp lạ thường mà chỉ ở quê hương mới có.. Bức tranh thiên nhiên và con người quê hương là tuổi thơ đáng nhớ nhất trong cuộc đời. 

Đọc bài thơ Nơi tuổi thơ em đã làm cho em nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Gắn với những lũy tre làng, những dòng sông uốn lượn quanh khu làng, những cánh đồng xanh mướt gắn với tuổi thơ mỗi con người. Dù cho đã lớn cũng không thể nào quên những điều nhỏ bé đó.  Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết mà vui tươi cho thấy sự trân trọng của tác giả Nguyễn Lãm Thắng đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

Quê hương là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, không phụ công lao dưỡng dục của bố mẹ và thầy cô.

-----------------------------------

Qua nội dung bài viết trên Toploigiai đã cung cấp cho các bạn dàn ý và bài văn mẫu trình bày cảm xúc của em về bài thơ ''Nơi tuổi thơ em'' Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 31/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023