logo

Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng

Đoàn Giỏi là một trong những nhà văn thành công với tác phẩm nổi tiếng Đất rừng phương Nam. Trong truyện, người đọc không những cảm nhận được vẻ đẹp của Nam Bộ mà còn thấy được những nét đẹp của người dân Nam Bộ. Trong đoạn trích Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng, gần như tất cả những nhân vật đều thể hiện được vẻ đẹp đó. Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu về những vẻ đẹp được kể trên qua bài Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng.


Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng - Mẫu số 1

Đoạn trích Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất của tác phẩm Đất rừng phương Nam. Thiên nhiên lẫn thói quen sinh hoạt của người dân Nam Bộ được thể hiện rõ ràng, trong đó nhân vật Ông Hai thể hiện được chính xác nhận định này.

Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng

Ông Hai không được tác giả miêu tả quá chi tiết về ngoại hình hay tính cách. Những điều đó chỉ được thể hiện qua những tình huống truyện hoặc những câu nói trong truyện. Đầu tiên là về hoàn cảnh của ông Hai. Ông Hai bị bọn giặc bắt bỏ tù, nhưng trốn ra và đem theo vợ con xuôi thuyền vào rừng U Minh. Sau đó, ông đi khắp nơi, làm khắp nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thông qua chi tiết này, ông Hai hiện lên là một người có trách nhiệm, dám làm và không khuất phục trước cái ác.

Ông dẫn con vào rừng thăm Võ Tòng. Có lẽ hai người biết và thân nhau chính vì hoàn cảnh quá giống nhau. Ông biết Võ Tòng đứng lên giúp giết giặc, vậy nên nói ra lời cảm tạ trang trọng. Ông biết đâu là cái đúng, đâu là cái sai. Vậy nên ông dẫn theo con trai của mình, đi đến để tỏ lòng cảm ơn với người dám làm những điều không không dám, vì còn trách nhiệm cả gia đình trên vai. Câu cảm ơn trang trọng là một sự khẳng định và biết ơn của ông. Nhưng trước hành động trao nỏ, trao tên của Võ Tòng, ông Hai vẫn nhận. Vì ông biết giờ là lúc tất cả đều phải đứng lên.

Có lẽ chính những chi tiết này lại làm cho nhân vật ông Hai trong đoạn trích chỉ với vài nét bút nhưng lại lấy được sự đồng cảm của người đọc. Tổng quan lại, nhờ cách xây dựng nhân vật độc đáo và ấn tượng của Đoàn Giỏi, nhân vật ông Hai đã thể hiện được hết những gì cần thiết. Đó chính là sự thiện lương, tình cảm đôn hậu và vô cùng cứng cỏi. Có thể thường ngày, họ là những người lương thiện và chất phác. Nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ trở nên gai góc và dũng cảm lạ thường.

Nhân vật ông Hai trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng tuy không phải nhân vật chính, nhưng lại cho chúng ta cảm giác như một người trung tâm của câu chuyện. Ông thể hiện được hết những yếu tố mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc cũng như những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.


Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng - Mẫu số 2

Tác phẩm Đất rừng phương Nam gần như đã trở thành một tượng đài trong nền văn học Việt Nam. Trong đó, có rất nhiều đoạn trích hấp dẫn được nhắc tới trong sách giáo khoa, không thể không kể đến đó chính là đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. Đoạn trích không chỉ thể hiện được vẻ đẹp của miền Nam Bộ, mà còn có những nhân vật mang đầy đủ đặc điểm con người Nam Bộ. Tiêu biểu trong đoạn trích chính là nhân vật Ông Hai. 

Mặc dù không phải là nhân vật chính như Võ Tòng, không được nhắc đến hay miêu tả quá nhiều nhưng nhân vật ông Hai lại cho người đọc thấy được sự nổi bật của mình. Ông là bố nuôi của nhân vật tôi - chú bé An. Trong câu chuyện, ông dẫn theo An vào rừng sâu để gặp nhân vật Võ Tòng. Nhân vật chính trong đoạn được nhắc tới nhiều là Võ Tòng, nhưng ông Hai lại không bị lu mờ mà vẫn khiến người đọc yêu thích vì sự đặc sắc của mình.

Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng

Ông được miêu tả là có hoàn cảnh khá giống Võ Tòng: cả hai đều không nhà cửa, không có đất nên quanh năm phải ở đợ và làm việc quần quật cho bọn địa chủ. Chúng còn cướp công, cướp vợ nên họ đã đứng lên phản kháng rồi bị bắt vào tù. Tuy nhiên cả hai đều chạy trốn, mang theo vợ con rồi vào sâu trong rừng U Minh. Ban đầu, co thể thấy được họ đều là những người nông dân hiền lành và chăm chỉ, tuy nhiên lại bị phong kiến áp bức và bóc lột. hành động đứng dậy của ông Hai thể hiện cho những con người cứng cỏi không chịu đầu hàng trước gian ác.

Khi ông đưa đứa con nuôi của mình đi gặp Võ Tòng, ông nhận lấy nỏ và tên độc thì cái cứng cỏi ấy lại được đào lại. Có lẽ trong một thời điểm nào đó, ông Hai vì gia đình nên nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng khi đến thăm Võ Tòng, ông biết đã không thể cứ mặc cho số phận và bọn giặc hoành hành. Vậy nên, sự dũng cảm của những người Nam Bộ lại trỗi lên và trở thành động lực thúc đẩy họ tiến về phía trước.

Tuy không có quá nhiều chi tiết nhắc tới ông Hai, nhưng người đọc vẫn thấy được vẻ đẹp mà nhân vật thể hiện. Đó chính là sự lương thiện, dũng cảm mà những người dân Nam Bộ luôn lấy làm tự hào. Đó chính là yếu tố giúp cho đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng và Đất rừng phương Nam muốn thể hiện. 

-------------------------------

Trên đây là bài mẫu Phân tích Ông Hai trong Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 28/01/2023 - Cập nhật : 30/06/2023