logo

Bài Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK 7 trang 58, 59, 60, 61 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK 7 trang 58, 59, 60, 61 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Khi đọc tản văn, các em cần chú ý:  

+ Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)?

+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

+ Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?

+ Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả

Trả lời:

+ Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa)

+ Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự + biểu cảm 

+ Vấn đề tác giả nêu lên là những vấn đề thường xuất hiện trong xã hội vào thời chiến tranh, người phụ nữa phải chịu cảnh chia li người mình yêu thương, xa chồng, xa người yêu.

Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.

Trả lời

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.

Câu 3 (trang 58, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã kéo dài gần 21 năm, trải qua 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và đầy thử thách, ác liệt.

- Chiến tranh đã làm cho các gia đình phải ly tán, lâm vào cảnh nghèo đói, vất vả: mẹ xa con, vợ xa chồng, sống trong cảnh nghèo khổ, lầm than,…

- Bom đạn đã cướp đi biết bao sinh mạng quý giá, để lại nỗi nhớ thương da diết và gánh nặng cho những người ở lại.


Đọc hiểu bài Người ngồi đợi trước hiên nhà

Ý nghĩa của bài: Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Dì Bảy mới lấy chồng được một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng suốt 20 năm trời, kể cả khi biết chồng đã hy sinh nơi chiến trường dì vẫn thủy chung không rung động trước bất cứu ai. Câu chuyện đã phản ánh sự thật tàn khốc của chiến tranh đã chia cắt biết bao gia đình, cướp đi những đứa con, người chồng, người cha của bao nhà, bao người phụ nữ. 

Bài Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK 7 trang 58, 59, 60, 61 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?

Trả lời:

Tranh minh họa và nhan đề có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, đều nhằm thể hiện nội dung văn bản là người phụ nữ đợi chồng.

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.

Trả lời:

Dượng Bảy và dì Bảy chia xa khi chỉ vừa cưới nhau được vỏn vẹn một tháng trời, hạnh phúc ngắn ngủi chưa được bao lâu đã phải chia ly.

Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Chú ý ngôi kể của văn bản 

Trả lời:

Văn bản được kể theo ngôi thứ 3 → Giúp câu chuyện chân thật, khách quan hơn.

Câu 4 (trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?

Trả lời:

Dì Bảy biết dượng Bảy còn sống qua những lá thư bọc trong bọc ni lông, qua tin tức từ chiến trường, qua người đi đường báo tin và trao lại kỉ vật.

Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy 

Trả lời:

Dượng Bảy đã hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng

Câu 6 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.

Trả lời:

Lời văn cho thấy giọng điệu đầy xót xa, thương cảm của tác giả. Người cháu thương cho dì côi cút, đồng thời cũng cảm phục lòng chung thủy, kiên cường của người phụ nữ ấy.

Câu 7 (trang 60 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?

Trả lời:

Trước hoàn cảnh côi cút, một mình của dì Bảy tác giả thấy thương dì vô cùng, căn nhà thiếu vắng bàn tay của người đàn ông trụ cột gặp ngày giông bão không biết trông vào đâu. Tác giả tự hỏi rằng liệu ngày ấy dì quyết đi bước nữa thì giờ đây liệu dì có hạnh phúc hơn bây giờ không.

Câu 8 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc nhắc tên thật của dì Bảy có tác dụng khẳng định đây là một câu chuyện có thật, nhấn mạnh những mất mát hiện hữu mà cuộc chiến tranh khốc liệt đã để lại.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?

Trả lời:

- Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy. 

- Viết về hoàn cảnh của dì Bảy khi có chồng tham gia chiến tranh và hi sinh ở nơi chiến trường đó.

Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:

a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.

b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết

c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết 

d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động.

e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

Trả lời:

c. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết 

e. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

a. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.

d. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý dì, nhưng lòng dì không còn rung động.

b. Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.

Trả lời:

- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm

- Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể

Câu 4 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

Trả lời:

Một số câu văn:

- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”

- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”

=> Bày tỏ sự cảm thông, thương xót cho cảnh ngộ của người dì phải mòn mỏi chờ đợi chồng mình.

Câu 5 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hoà bình?

Trả lời:

Bài văn đã cho người đọc thấy được sự hi sinh thầm lặng nhưng to lớn của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề đó gợi cho em nỗi niềm thương cảm, đồng cảm với những người phụ nữ thiệt thòi trong hoàn cảnh bom đạn vô tình. Trong cuộc sống hòa bình hôm nay, em cảm thấy mình vô cùng may mắn được sống trong độc lập, tự do và đủ đầy. Có được cuộc sống thanh bình như vậy, em càng biết ơn công lao của các bậc cha anh đi trước đã hi sinh tuổi thanh xuân, thời gian, thậm chí cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với công lao bảo vệ và giữ nước của cha anh.

Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Có người nói: Dì bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?

Trả lời:

Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh dì vẫn ôm vào lòng quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh thầm lặng cao cả, đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK 7 trang 58, 59, 60, 61 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 20/12/2022