logo

Bài Cây tre Việt Nam SGK 7 trang 54, 55, 56, 57 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Cây tre Việt Nam SGK 7 trang 54, 55, 56, 57 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị soạn bài Cây tre Việt Nam

Câu 1 (trang 54, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức Ngữ Văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

+ Đề tài của bài tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì)

+ Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút

Trả lời:

+ Đề tài của bài tùy bút là nói về sự gắn bó và ý nghĩa của cây tre trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, văn hóa của người Việt Nam.

+ Tác giả đã có những hiểu biết sâu rộng về loài cây tre, có tình cảm trân trọng, tự hào, biết ơn với cây tre.

+ Cây tre gắn bó sau sắc với người dân Việt Nam trong lao động sản xuất và chiến đấu. Nó đại diện cho những phẩm chất cao đẹp của người dân Việt Nam

+ Ngôn ngữ trong bài tùy bút sâu sắc, nhiều hình ảnh tượng trưng.

Câu 2 (trang 54, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Đọc trước văn bản Cây tre Việt Nam, tìm hiểu thêm về tác giả Thép Mới, ghi chép lại những hiểu biết của em về cây tre.

Trả lời:

- Đôi nét về tác giả: Thép Mới

+ Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh ra ở thành phố Nam Định, quê gốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội

+ Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim

- Hiểu biết về cây tre:

+ Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

+ Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…


Đọc hiểu bài Cây tre Việt Nam

Ý nghĩa của bài: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu giống con người Việt Nam khiêm tốn, ngay thẳng, thủy chung và dũng cảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bài Cây tre Việt Nam SGK 7 trang 54, 55, 56, 57 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi trong bài

Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có một mầm non măng mọc thẳng 

Câu 2 (trang 55, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”.

Trả lời:

Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” góp phần nhấn mạnh sự gắn bó, bao bọc của bóng tre đối với nền văn hóa lâu đời và cuộc sống đời thường của nhân dân Việt Nam.

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Câu kết phần 2 khái quát điều gì?

Trả lời:

Câu kết phần 2 khái quát rằng cây tre chứng kiến, hiện hữu trong suốt cuộc đời của những người dân Việt Nam từ khi chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Câu 4 (trang 56, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Nội dung chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần (3): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

Câu 5 (trang 56 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này

Trả lời:

* Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ

- Tre : chống lại, xung phong, giữ, hi sinh; tre, anh hùng lao động!; Tre, anh hùng chiến đấu!

→ Tác dụng: Tre như người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường

* Hình ảnh ẩn dụ: "măng non mọc thẳng"→ Tác dụng biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước →  Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam

Câu 6 (trang 56, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này.

Trả lời:

Biện pháp điệp khiến cho câu văn có nhịp điệu trầm bổng như tiếng nhạc, gợi liên tưởng sinh động về khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả với lũy tre xanh mát.

Câu 7 (trang 56, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Nội dung chính của phần (4) là gì?

Trả lời: 

Khẳng định tre là người bạn của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.

Câu 8 (trang 57 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?

Trả lời:

Trong phần kết bài, tác giả đặt ra câu hỏi ý nghĩa về vai trò của cây tre khi đất nước đi vào công nghiệp hoá và khẳng định: Cây tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang điệu tình cảm và tiếng sáo diều tre vút mãi.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 57, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?

Trả lời:

Nội dung chính mà tác giả muốn nêu bật qua bài tuỳ bút này là: Cây tre Việt Nam cho thấy sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre với đời sống con người Việt trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Cây tre mang những phẩm chất quý giá của người Việt Nam như sự ngay thẳng, khiêm tốn, trung thành và dũng cảm. Cây tre Việt Nam mãi mãi gắn bó và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam mai sau.

Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?

Trả lời:

Tình cảm yêu mến, tự hào về Cây tre Việt Nam được tác giả thể hiện xuyên suốt cả văn bản:

- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động

+ Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.

+ Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

+ Tre là cánh tay của người nông dân.

+ Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.

+ Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.

+ Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.

+ Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.

+ Tre chung thủy.

- Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc

+ Tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác

+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

+ Tre hi sinh để bảo vệ con người.

- Tre là người bạn của dân tộc ta

+ Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình….

+ Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 57, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hoá: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!” => Tác dụng: thể hiện sự gần gũi, tre với người như một; tre là người và con người như tre, cùng chung những hành động và phẩm chất cao quý;...

- Biện pháp tu từ điệp đã: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đông quê. Nhớ buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời... Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...” => Tác dụng: tạo nên nhịp điệu rung rinh, lên xuống, êm dịu không chỉ của âm thanh mà còn của hình ảnh cánh diều, tiếng sáo tung bay trong những buổi trưa hè.

Câu 4 (trang 57, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời

Dẫn chứng:

- Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

- Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Câu 5 (trang 57, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Trả lời:

Tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam; ca ngợi những phẩm chất cao quý: dũng cảm, cần cù, kiên trì, trung thành, sống có nghĩa, có tình,...

Có thể thấy, nội dung của bài văn có ý nghĩa rất sâu sắc; bởi chỉ thông qua hình ảnh cây tre mới lột tả được một cách chính xác và sinh động con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 6 (trang 57 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.

Trả lời:

Trong cuộc sống ngày nay, tre vẫn gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Việt Nam: Tre được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm nên những hương vị dân gian quý giá, để tạo nên những tác phẩm điêu khắc đẹp mắt…

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Cây tre Việt Nam SGK 7 trang 54, 55, 56, 57 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 20/12/2022