logo

Bài Trưa tha hương SGK 7 trang 63, 64, 65, 66 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Trưa tha hương SGK 7 trang 63, 64, 65, 66 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị soạn bài Trưa tha hương

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư.

Trả lời:

- Trần Cư tên khai sinh là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3 - 4 - 1918 tại Huê Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con.

- Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938).

- Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí. Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc.

Trả lời:

Những câu hát ru của người Việt ở Bắc Bộ đã có từ xa xưa lâu đời, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, in sâu trong tâm hồn người Việt.

Ban đầu lời ru mang tính phản xạ, bản năng của người mẹ giúp con chìm vào giấc ngủ và thể hiện tình cảm mẹ con thiêng liêng. Về sau này, lời hát ru đã hình thành và trở thành một thể loại dân ca trữ tình trong sinh hoạt văn hóa gia đình, có chức năng giáo dục và thẩm mỹ sâu sắc. Hát ru đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình và trở thành một thể loại dân ca dưới hình thức hát nói. Lời hát rủ của người Việt ở Bắc Bộ ra đời là kết quả của sự sáng tạo và tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ, người bà, người chị.

Khác với các thể loại dân ca khác chỉ giới hạn trong khung cảnh lễ hội, hát ru ở Bắc Bộ thường mang tính chất ngụ ngôn, ca từ phong phú, nhiều hình ảnh giàu cảm xúc khác nhau. Từ hình ảnh những con vật quen thuộc, gần gũi với đời sống người nông dân như con cò, vạc, tép, mèo, chuột, bống... đến cảnh làm ăn, đi chợ; từ mối quan hệ giữa người với người đến lẽ sống ở đời, đến những hiện tượng tự nhiên quen thuộc. Ca từ của các bài hát ru thường thể hiện tâm lý ngây thơ, trong sáng phù hợp với hình tượng và đặc thù trong cách hiểu của trẻ về hình tượng nghệ thuật.


Đọc hiểu bài Trưa tha hương

Ý nghĩa của bài: “Trưa tha hương” kể lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa quê hương đã lâu ngày. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, giản dị, mộc mạc đã gợi lại trong lòng người những kỉ niệm xưa khó quên.

Bài Trưa tha hương SGK 7 trang 63, 64, 65, 66 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện. 

Trả lời:

- Thời gian: Một buổi trưa lung linh 

- Địa điểm

+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang

+ Ở nhà một người bạn Nam Kỳ 

- Tình huống: Nhân vật tôi đang nghỉ trưa ở nhà một người bạn, trước một không gian yên tĩnh và tiếng hát ru quen thuộc.

- Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”

Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn” diễn tả được điều gì?

Trả lời:

Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn” diễn tả tiếng võng kẽo kẹt cọ vào tâm hồn, đem lại cảm giác dịu dang, nỗi nhớ bồi hồi, da diết. 

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?

Trả lời:

Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến những kỉ niệm cũ trong chính căn nhà của mình, nhớ thầy, nhớ mẹ, nhớ vú em.

Câu 4 (trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?

Trả lời:

Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra rằng: “Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”

Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1): Chú ý địa điểm và thời gian được nói đến trong câu hát ru.

Trả lời:

- Địa điểm: “nước non Cao Bằng”

- Thời gian: “khi đi trúc mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre”.

Câu 6 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?

Trả lời:

Hình ảnh quê hương mà nhân vật “tôi” thấy qua tiếng hát ru là: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Đề tài và bối cảnh của câu chuyện có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về tình cảm và nỗi nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe tiếng hát ru của người dân Bắc Bộ. Nhận ra niềm hạnh phúc bình dị nơi quê hương mà bấy lâu đã lãng quên

- Đề tài và bối cảnh câu chuyện đó rất đặc biệt bởi ngay trên chính quê hương của mình, trong ngôi nhà của người khác nhân vật tôi lại có thể bắt gặp được những âm thanh quen thuộc ấy, gợi nhớ những kỷ niệm xưa.

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Trả lời:

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà “Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều…”; “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”; “tôi” nhận thấy những hạnh phúc bình dị, giản đơn thường thấy ở trong gia đình mình khi xưa,…

Nhân vật tôi cũng nhớ đến những người thân gắn liền với tuổi thơ của mình, gắn bó cùng quê hương, đó là thầy, là mẹ, là người vú em năm nào.

Ở chốn xa lạ, nhân vật “tôi” lại nhớ về quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị,…

Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

- “Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều…”

- “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [...]”

- “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!”

- “Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa…”

- “Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.”

- “Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy. [...]”

Câu 4 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời:

Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: Lũy tre làng xanh bên đồng lúa, có cô thôn nữ chít khăn mỏ quạ, đêm trăng hát trống quân, đêm trèo trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống đều nhịp nhàng, bình dị, giản dị, thơ mộng trên những cánh đồng, trong những thôn xóm, tất cả những gì đẹp đẽ của quê hương đều hiện ra trong tim tôi nhờ câu hát 

=> Hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên thật sinh động, gần gũi, nên thơ, đan xen vào đó là cảm xúc hoài niệm, tự hào của nhân vật.

Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Bài tuỳ bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Trả lời:

Bài tùy bút em hiểu thêm rằng, lời ru miền Bắc không chỉ để ru em, ru con ngủ mà nó còn là làn điệu hồn dân tộc, là ký ức tuổi thơ của biết bao người. Nó nhắc người ta nhớ về cội nguồn dân tộc, về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Trưa tha hương SGK 7 trang 63, 64, 65, 66 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 20/12/2022