logo

Bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK 7 trang 67, 68, 69, 70 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK 7 trang 67, 68, 69, 70 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Mục lục nội dung

1. Định hướng

a) Biểu cảm về con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc và thái độ của em về con người hoặc sự việc nào đó. Cụ thể là trả lời câu hỏi: Trước con người hoặc sự việc ấy, tình cảm, cảm xúc của em như thế nào? Con người và sự việc có thể tốt, hoặc xấu, có thể có trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học 

Ví dụ:

- Viết bài văn biểu cảm về sự việc 10 năm cõng bạn đi học, hoặc hiện tượng săn bán các loài chim trời.

Tham khảo các bài viết sau (biểu cảm về một con người): Cảm nghĩ về đại tướng Võ Nguyên Giáp (trang 67, 68 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)

b. Để viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, các em cần chú ý:

- Xác định được con người hoặc sự việc cần biểu cảm

- Giới thiệu hoặc tóm tắt về con người hoặc sự việc định biểu cảm 

- Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ trước con người hoặc sự việc ấy: vui, buồn, trân trọng, căm giận, sót thương,…

- Viết bài văn biểu cảm theo một dàn ý hợp lí.


2. Thực hành

(trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 2): Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Dàn ý:

1. Mở bài

Nêu ấn tượng chung về những sự việc cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và của nhân vật dì Bảy ở bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà.

2. Thân bài

- Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trình tự nhất định:

+ Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

+ Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy. Sự việc ấy đã nói lên tính cách và phẩm chất của dì Bảy

+ Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.

3. Kết bài

     Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy và phẩm chất của người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà.

Bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK 7 trang 67, 68, 69, 70 - Văn Cánh diều

Bài tham khảo số 1:

      Chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề, để lại sự cô đơn và những nỗi đau về tinh thần, thể xác không thể xóa nhòa. Chiến tranh đã biến những phụ nữ hạnh phúc thành những góa phụ.

      Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Lấy được nhau chưa đầy một tháng thì dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Dì chỉ biết ở nhà, mong ngóng tin chồng qua những bức thư, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ mà dượng gửi mọi người. Lấy chồng khi tuổi đôi mươi, dì cũng mong có được cho mình một mái ấm hạnh phúc nhưng dì lại trở thành góa phụ, khi mà mươi ngày nữa chiến tranh kết thúc. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

      Không chỉ có dì Bảy mà rất nhiều phụ nữ phải chịu nỗi đau này khi mất chồng trong chiến tranh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời mình để có thể giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Sự hi sinh âm thầm, thầm lặng của họ đổi lại là vợ mất chồng, con mất cha. Sự hi sinh cao cả này không ngòi bút nào có thể lột tả được.

     Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.

Bài tham khảo số 2:

      Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương khiến tôi ấn tượng nhất về nhân vật dì Bảy, người phụ nữ bất hạnh mất chồng trong chiến tranh khi tuổi vừa đôi mươi. Dì đã dành cả thanh xuân của mình cho tổ quốc. Lấy chồng được 1 tháng, chồng đã đi xe, dì chỉ được gặp chồng trong những lá thư, những lời động viên. 20 năm sau dì mới nhận được chiếc nón bài thơ dượng gửi làm quà. Nhờ vậy mà dì mới được an ủi đôi phần. Cứ nghĩ rằng ngày đoàn tụ đến gần, ngờ đâu, còn mươi ngày nữa chiến tranh kết thúc thì dượng Bảy đã nằm lại nơi chiến trường. 20 năm chờ đợi của dì trở thành vô ích, nỗi nhớ mong buồn tủi của dì không ai thấu.

      Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

   Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK 7 trang 67, 68, 69, 70 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 19/12/2022