logo

Bài Ghe xuồng Nam Bộ SGK 7 trang 76, 77, 78, 79 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ SGK 7 trang 76, 77, 78, 79 - Văn Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Khi đọc văn bản thông tin, các em cần chú ý: 

- Cách triển khai văn bản

- Bố cục văn bản như thế nào?

- Nội dung chính của từng phần

- Văn bản nói về đối tượng nào, miêu tả đặc điểm ra sao

- Em hiểu gì về đối tượng sau khi đọc văn bản.

- Theo em, phương tiện nào mang tính đặc trưng vùng miền?

Trả lời: 

- Văn bản tiến hành triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để từ đó miêu tả, giới thiệu, giải thích

- Bố cục của văn bản gồm có 4 phần. Nội dung chính: 

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”: Miêu tả về sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”: Tác giả đã giới thiệu đặc điểm của từng loại

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng: Nội dung giống đoạn 2

+ Đoạn 4: Còn lại: Nêu được giá trị của các loại ghe, xuồng

- Đối tượng được giới thiệu trong văn bản là các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ

- Người viết chia đối tượng thành 2 loại lớn là ghe và xuồng? Trong mỗi loại lớn có nhiều loại nhỏ, sau đó đi vào miêu tả từng loại.

Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện được nêu trong văn bản. Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về phương tiện được nêu.

Trả lời:

Ở vùng sông nước Nam Bộ, hay ven biển, thường có thuyền, ghe, xuồng.

Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Miền núi: đi bộ.

- Đồng bằng và thành phố: sử dụng xe đạp, xe máy, 

- Vùng sông nước miền Tây: sử dụng ghe, xuồng, thuyền, bè,…

Trong số đó, em thích nhất là xe đạp vì nó vừa không gây ô nhiễm môi trường lại vừa tốt cho việc luyện tập thể dục thể thao hằng ngày của con người.


Đọc hiểu bài Ghe xuồng Nam bộ

Nội dung của bài: Văn bản cho thấy sự phong phú về các phương tiện sông nước của vùng Nam Bộ. Ghe xuồng vừa là một loại phương tiện vô cùng hữu hiệu, nó còn gắn bó vô cùng mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.

Bài Ghe xuồng Nam Bộ SGK 7 trang 76, 77, 78, 79 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Trả lời:

Bài viết triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích.

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Trong phần (2) có mấy đối tượng được nhắc đến?

Trả lời:

Trong phần (2) có một đối tượng được nhắc đến là xuồng. Trong đối tượng lớn này lại bao gồm các đối tượng nhỏ bao gồm: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy

Câu 3 (trang 77 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Chú ý các cước chú (i) và (ii) của văn bản 

Trả lời:

(i): Tam bản: Xuất xứ từ tiếng Hoa “xam pản”, người Pháp phiên âm thành “sampan” (cước chú của tác giả văn bản)

(ii): Chài: xuất xứ từ tiếng “Pok chài”của người Triều Châu, Trung Quốc (Pok: nhiều; chài:tải). Ghe chài: loại ghe có sức tải lớn (Cước chú của tác giả văn bản)

Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Phần (3) giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó.

Trả lời:

Phần (3) giới thiệu về loại phương tiện ghe. Trong đối tượng lớn là ghe lại bao gồm những loại nhỏ hơn như: ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải.

Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Ở đoạn này người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Trả lời:

Người viết triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 6 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Nội dung chính của phần 4 là gì?

Trả lời:

Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.

Câu 7 (trang 79, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự nào?

Trả lời:

Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự từ tham khảo nhiều đến tham khảo ít.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Xác định bố cục của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. 

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”: Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”: Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng: Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại

- Đoạn 4: Còn lại: Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.

Câu 2 (trang 79, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

Mục đích của văn bản là giới thiệu về các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.

Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy thông qua việc giới thiệu và phân loại các loại ghe xuồng từ khái quát đến cụ thể.

Câu 3 (trang 79, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

Trả lời:

- Văn bản triển khai thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.

- Người viết đã chia đối tượng thành ghe và xuồng, sau đó đi vào chi tiết từng loại.

Câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần chú thích thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

Trả lời:

- Các cước chú có mục đích giải thích những từ ngữ khó, có thể người đọc chưa rõ bởi từ ngữ miền trong ít phổ biến

- Các tài liệu tham khảo mục đích được đưa ra là làm rõ ràng hơn thông tin mà tác giả nêu trong văn bản.

- Theo em, có cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản. 

Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ văn 7 tập 2): Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Trả lời:

Qua văn bản, em thấy ghe xuồng cũng như các phương tiện đi lại ở Nam Bộ rất phong phú, đa dạng, mỗi loại có một ưu điểm riêng. Các phương tiện mang đến những lợi ích, già trị cho đời sống hàng ngày. 

Câu 6 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2): Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ.

Trả lời:

Gần đây người dân Nam Bộ còn sử dụng thêm các loại xe mô- tô, xuồng máy,...để phục vụ nhu cầu đi lại của mình.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ SGK 7 trang 76, 77, 78, 79 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 15/12/2022