logo

AVC là gì trong kinh tế vi mô?

Kinh tế vi mô là một khái niệm có thể ai trong chúng ta cũng từng nghe qua bởi vì nó xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, AVC là gì trong kinh tế vi mô? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


1. AVC là gì trong kinh tế vi mô?

Trong kinh tế vi mô, AVC là tên viết tắt của cụm từ Average variable cost dịch ra Tiếng việt còn được gọi là chi phí biển đổi bình quân và được hiểu đơn giản là tổng chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm. Nó được phát sinh khi một công ty tham gia vào sản xuất ngắn hạn. 

Chi phí biến đổi bình quân có thể được tính bằng nhiều cách như sau: 

+ Cách 1: 

Chi phí biến đổi bình quân = Tổng chi phí biến đổi / Sản lượng đầu ra

+ Cách 2: 

Chi phí biến đổi bình quân = Tổng chi phí bình quân – Chi phí cố định bình quân

+ Cách 3:

Tổng chi phí biến đổi = Chi phí biến đổi bình quân x Sản lượng đầu ra


2. Ví dụ về cách tính AVC

Ví dụ về cách tính AVC

Một doanh nghiệp trong thj trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.

a) Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp

b) Khi gia bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn . Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu

c) Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được.

Bài giải:

a. Ta có:

VC = AVC.Q = 2Qbình + 10Q

MC = (VC)’ = 4Q + 10

Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => Ps= MC = 4Q + 10.

Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là Ps = 4Q + 10.

b. Doanh nghiệp hòa vốn =>> TR = TC <=> P.Q = VC + FC.

<=> 22.Q = 2Qbình + 10Q + FC

<=> FC = 12Q – 2Qbình

Từ câu a, ta có Ps = 4Q + 10 => Q = (P – 10)/4 = (22 – 10)/4 = 3

Thay Q = 3 vào ta được: FC = 12.3 – 2.3bình = 18 (nghìn USD)

Ta có: TC = VC + FC = 2Qbình + 10Q + 18

Lợi nhuận doanh nghiệp thu được:

TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18)

(1) Khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định: TP = TR – TC2 = P.Q – (2Qbình + 10Q + 17)

(2) Từ (1) và (2) suy ra, khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 1000USD. Trước khi tiết kiệm, doanh nghiệp hòa vốn, vậy sau khi tiết kiệm, tổng doanh thu của doanh nghiệp là 1000USD.

c. Khi chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp 2$/ 1 sản phẩm:

MCe = MC – e = 4Q + 10 – 2

=> MCe = 4Q + 8.

Trước khi có trợ cấp thì doanh nghiệp đang hòa vốn. Lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp luôn nhằm để tối đa hóa lợi nhuận, do đó:

P = MCe => 22 = 4Q + 8 => Q = 3,5 (nghìn sản phẩm)

Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được:

TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18 – 2Q)

                      = 22.3,5- (2.3,5bình + 10.35 + 18 – 2.3,5) = 6,5 (nghìn $)

icon-date
Xuất bản : 11/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023