logo

Al2O3 có lưỡng tính không?

Câu hỏi: Al2O3 có lưỡng tính không?

Trả lời:

Al2O3 là một oxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ.

[CHUẨN NHẤT] Al2O3 có lưỡng tính không?

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về nhôm oxit (Al2O3) qua bài viết dưới đây.


1. Nhôm oxit là gì?

Nhôm oxit hay còn gọi là a-lu-min (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp) là một hợp chất hóa học của nhôm và oxi với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu.


2. Tính chất vật lý của nhôm oxit

- Al2O3 là chất rắn màu trắng, chịu nhiệt rất tốt, rất cứng, không tan trong nước.

- Trong tự nhiên tồn tại ở cả dạng ngậm nước như Al2O3.2H2O và dạng khan như emeri, corinđon có độ cứng cao.

-  Dạng thù hình nguyên chất là những tinh thể trong suốt, không lẫn màu của các loại đá quý: màu đỏ ngọc rubi (tạp chất Cr2+, màu xanh ngọc xaphia (tạp chất Fe3+ và Ti4+).


3. Tính chất hoá học của nhôm oxit

3.1.Oxit nhôm là một oxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ.

Cụ thể tính chất hóa học của nhôm oxit thể hiện qua 2 phương trính sau:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3.2.Tính bền:

Tính bền cũng là một trong những tính chất hóa học của nhôm oxit khá quan trọng. Lí do là vì Ion Al3+ có điện tích lớn(3+) và bán kính nhỏ(0.048nm), bằng ½ bán kính ion Na+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2– rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững.

Vì thế Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao(2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al.

Khử Al2O3 bằng C không cho Al mà thu được AL4C3

Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào.


4. Ứng dụng

a. Điều chế đá quý nhân tạo bằng cách nấu chảy Al2O3 với một lượng nhỏ oxít của kim loại tạo màu ở trong ngọn lửa hiđro – oxi hoặc hồ quang rồi cho kết tinh thành những tinh thể lớn. Những đá quý này trong suốt, lấp lánh và có màu rất đẹp nên được dung làm đồ trang sức.

b. Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,…

c. Bột Al2O3 có độ cứng cao(emeri) được dùng làm vật liệu mài.

d. Phần chủ yếu nhôm oxit được dùng để điều chế nhôm.

e. Ngoài ra, Al2O3 còn được dùng làm vật liệu chịu lửa: chén nung, ống nung và lớp lót trong các lò điện. Nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng tram răng.


5. Điều chế nhôm oxit

Al2O3 được điều chế bằng cách nung Al(OH)3 ở nhiệt độ cao 1200 – 1400oC:

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O


6. Bài tập ứng dụng về nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 1. Cho 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với một lượng dư dung dịch KOH. Khi phản ứng kết thúc, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là?

A. 34,62%.     

B. 65,38%.

C. 51,92%.     

D. 48,08%.

Đáp án: A. 34,62%

2Al (0,2) + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 (0,3 mol)

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

[CHUẨN NHẤT] Al2O3 có lưỡng tính không? (ảnh 2)

Bài 2. Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?

A. 2,4.     

B. 2,4 hoặc 4 .

C. 4.     

D. 1,2 hoặc 2.

Đáp án: B. 2,4 hoặc 4

Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol

→ 27a + 102b = 21

2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)

Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O

nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol

Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.

Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol

n↓ = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết

Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)

→ VNaOH = 1,2 : 0,5 = 2,4 lít.

Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần

Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)

Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol

Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O

∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol

→ VNaOH = 2 : 0,5 = 4 lít.

Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng?

Đáp án

Vdd (NaOH) = 500 (ml)

Bài 4. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Tính m và a?

Đáp án

m = 8,2

a = 7,8

Bài 5. Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ lệ số mol hai khí là 1 : 1. Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình là.

A. 44.     

B. 45.

C. 46.     

D. 47.

Đáp án. D. 47

6Al + 22HNO3 → 6Al(NO3)3 + N2 + N2O + 11H2O

Tổng hệ số của phương trình là: 6 + 22 + 6 + 1 + 1 + 11 = 47

Bài 6. Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NH4NO3. Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình là

A. 58.     

B. 64.

C. 60.     

D. 62.

Đáp án: A. 58

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Tổng hệ số của phương trình là: 8 + 30 + 8 + 3 + 9 = 58

Bài 7. Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1 : 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Khối lượng chất rắn là giá trị nào sau đây?

A. 5,6 gam.     

B. 5,5 gam.

C. 5,4 gam.     

D. 10,8 gam.

Đáp án: C.5,4 gam

Gọi số mol của Na và Al lần lượt là x và 2x (mol)

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 (x) + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,4 mol → 0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2

Chất rắn không tan là Al dư: nAl dư = 2x – x = x = 0,2 mol.

Vậy m = mAl dư = 27.0,2 = 5,4 gam.

Bài 8. Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu. Cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc), còn nếu cho lượng hỗn hợp A trên vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí (đktc) . Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là

A. 59,06%     

B. 22,5%

C. 67,5 %     

D. 96,25%

Đáp án: B. 22,5%

Gọi số mol của Na, Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt là x, y và z mol

Theo bài ra, cho A vào nước dư → Na phản ứng hết; Al phản ứng một phần.

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,1 mol → 2x = 0,1 → x = 0,05 mol

Cho A vào NaOH dư, cả Na và Al đều phản ứng hết

2Na (0,05) + 2H2O → 2NaOH + H2 (0,025 mol)

2Al (y) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5y mol)

nkhí = 0,175 mol → 0,025 + 1,5y = 0,175 → y = 0,1 mol

[CHUẨN NHẤT] Al2O3 có lưỡng tính không? (ảnh 3)

Bài 9. Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng Al và Fe2O3 trong A lần lượt là?

A. 2,7g và 1,12g     

B. 5,4g và 1,12g

C. 2,7g và 11,2g     

D. 5,4g và 11,2g

Đáp án : C. 2,7g và 11,2g     

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)

Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al2O3, Fe, Al dư hoặc Fe2O3 dư

(Do cho B vào dung dịch NaOH không cho có khí thoát ra hay không nên chưa thể khẳng định được ngay chất dư)

Xét trường hợp 1: Fe2O3 dư; Chất rắn B gồm: Al2O3; Fe; Fe2O3 dư

Cho B vào HCl, chỉ có phản ứng của Fe với HCl sinh ra khí:

Fe (0,1) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,1 mol) (2)

→ nAl pư = nFe = 0,1 mol → mAl = 2,7 gam; nFe2O3 pư = 0,1 : 2 = 0,05 mol

Cho B vào NaOH, chất rắn C gồm Fe2O3 dư và Fe: 0,1 mol

→ m(Fe2O3 dư) = 8,8 – 5,6 = 3,2 mol

mFe2O3 ban đầu = m(Fe2O3 dư) + mFe2O3 phản ứng = 3,2 + 0,05.160 = 11,2 gam.

Xét trường hợp 2: Al dư; chất rắn B gồm Al2O3; Al dư; Fe.

Cho B vào HCl thì có Al và Fe phản ứng với HCl sinh khí

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)

Cho B vào NaOH, có Al; Al2O3 phản ứng, chất rắn C là Fe

nFe = 0,16 > nkhí ở (3) và (4). Vậy trường hợp này không thỏa mãn.

Vậy A gồm Al 2,7 gam và Fe2O3 11,2 gam.

Bài 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:

A. 12,3.     

B. 15,6.

C. 10,5.   

D. 11,5.

Đáp án : A. 12,3

Cho X vào HCl dư chỉ có Al phản ứng:

2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)

Cho X vào HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng

Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O

→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.

icon-date
Xuất bản : 16/10/2021 - Cập nhật : 29/03/2022