logo

Công thức hóa học của sắt 3 oxit

Câu hỏi: Công thức hóa học của sắt (III)  oxit là?

A. Fe(OH)2

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe(OH)3

Trả lời

Đáp án đúng: B. Fe2O3

[CHUẨN NHẤT] Công thức hóa học của sắt 3 oxit

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về sắt (III) oxit qua bài viết dưới đây.

- Công thức phân tử: Fe2O3

- Phân tử khối: 160 g/mol


1. Định nghĩa

Sắt(III) oxide (công thức Fe2O3) là một oxide của sắt. Nó có khối lượng mol 159,6922 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 12,5×10−6/℃, nhiệt độ nóng chảy 1565 ℃.

Về mặt hóa học, sắt oxide cũng thuộc nhóm oxide lưỡng tính như nhôm oxide. Fe2O3 không phải là một oxide dễ chảy, nó là một oxide khó chảy. Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxide tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ.


2. Cấu tạo Fe2O3

- Gồm 2 nguyên tố Fe kết hơp với 3 nguyên tố O.

- Hợp chất sắt (III) oxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +3


3. Tính chất vật lý

Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước


4. Tính chất hoá học

a) Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá:

-  Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

- Trong pư hoá học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3e, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu:                                             

                                  Fe3+  +  1e → Fe2+

                                  Fe3+  +  3e → Fe

=> Tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

b. Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit tạo ra dung dịch bazơ tạo ra dung dịch muối và nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → 2Fe2(SO4) + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O

c. Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H2 khử thành Fe

Fe2O3 + 3CO →to 3CO2 + 2Fe

Fe2O3 + 3H2 →to 3H2O + 2Fe

d. Phản ứng nhiệt nhôm

Fe2O3 + 2Al →to  Al2O3 + 2Fe


5. Điều chế

- Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematit.

- Nhiệt phân Fe(OH)3 

        2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (t0)


6. Ứng dụng

 - Fe2O3 có vai trò rất quan trọng trong việc tạo màu cho các loại men gốm sứ và giúp làm giảm rạn men.


7. Một số bài tập áp dụng

Bài 1. Để m g sắt ngoài không khí một thời gian được hỗn hợp rắn gồm Fe, FeO, Fe2O3, và Fe3O4 có tổng khối lượng là 30g. Cho hh này tan trong HNO3 dư được 5.6 lít NO duy nhất (đktc). Tính m? 

Bài 2. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sử dụng mg hh X đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64g chất rắn và 11.2 lít khí B(đktc)có tỉ khối so với H2 là 20.4. Tính m ?

Bài 3. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3) thí cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc thì thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) . Tính thể tích SO2 (đktc)?

Bài 4. Đốt cháy m gam sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan hỗn hợp X trong HNO3 loãng dư thu được 0,784 lít khí(đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m?

Bài 5. Đốt cháy 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm sắt và các oxit. Cho hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhât ở đktc)

1. Tính m

2. Nếu thay H2SO4 bằng  HNO3 đặc nóng thì thể tích NO2 (đktc) sẽ là bao nhiêu?

Bài 6. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 44,64 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan X bằng HNO3 loãng dư thu được 3,136 lít khí NO (đktc). Tính m?

Bài 7. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 18,08 gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp X nặng 13,92 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan X bằng HNO3 đặc nóng thu được V lít khí NO2 (đktc). Tính V?

icon-date
Xuất bản : 16/10/2021 - Cập nhật : 20/10/2021