logo

Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn? ” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về môn Lịch sử 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn? 

A. Sự giải thể của công xã thị tộc

B. Sự ra đời của công xã nông thôn (làng, xóm)

C. Xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ

D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Trả lời:

Đáp án: D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Ý phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn là mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Đông Sơn dưới đây nhé!

Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn?

Kiến thức tham khảo về Đông Sơn


1. Những biến đổi xã hội của người Việt cổ thời Đông Sơn bao gồm nội dung gì ?

Những biến đổi xã hội của người Việt cổ thời Đông Sơn bao gồm:

- Cư dân sống định cư ở các đồng bằng ven sông, tập trung trong các làng bản gọi là chiềng chạ

- Vị trí của người đàn ông ngày càng được nâng cao trong sản xuất, quan hệ gia đình, làng bản => chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ

- Xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo với biểu hiện là sự khác nhau về của cải chôn theo những ngôi mộ táng của người Việt cổ.


2. Đời sống vật chất của cư dân Đông Sơn về sản xuất nông nghiệp: 

- Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa vật chất của cư dân Việt cổ tồn tại dưới thời đại các vua Hùng, cư dân Đông Sơn làm nông nghiệp lúa nước, trình độ canh tác phát triển cao. Thời kì này nông nghiệp phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước tưới cho cây trồng, đồng bằng được bồi đắp bởi phù sa. Sách “Giao châu ngoại vực ký” thế kỉ IV, được dẫn lại trong “Thủy Kinh Chú” của Lịch Đạo Nguyên có đoạn trích: “Ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất đai có lạc điền, ruộng  này theo thủy triều lên xuống. Dân khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân, đặt Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện”.

- Cư dân Đông Sơn xưa còn trồng các cây rau củ, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nghề đánh bắt thủy hải sản; hái lượm và săn bắn thú rừng cũng rất phát triển, do công nghệ đúc đồng đã đạt tới trình độ đỉnh cao nên người Đông Sơn đã chế tác ra được nhiều công cụ lao động, vũ khí bằng đồng sử dụng vào sản xuất làm tăng năng suất lao động.

- Thời gian vừa qua ngành khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm di chỉ và khai quật được hàng vạn công cụ lao động trên khắp địa bàn phân bố của nền văn hóa Đông Sơn. Có thể nói việc sử dụng một cách rộng rãi công cụ lao động bằng đồng và sức kéo của trâu, bò đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm dư thừa nhiều, đó là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc dưới thời đại các vua Hùng.

- Lương thực chính của cư dân Việt cổ xưa kia là gạo tẻ (họ ăn gạo tẻ trong các bữa ăn hàng ngày), ngoài ra họ còn ăn gạo nếp, và các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như rau, củ quả. Thức ăn được nấu chín bằng lửa, ngay từ xa xưa họ đã biết dùng gia vị có nguồn gốc thực vật, biết nấu rượu… điều này đã được nói trong các thư tịch cổ như: Dị vật chí, Giao Châu ký, Nam phương thảo mộc trạng, Thủy Kinh chú, Lĩnh Nam chích quái.


3. Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn 

- Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là Cơm- Rau- Cá biết tận dụng môi trường tự nhiên.

- Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng, đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như nồi, chõ, mâm, chậu...

- Đặc trưng nhà ở người Việt cổ:

  + Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lứa.. có sẵn trong tự nhiên. Tre được dùng để làm kèo, uốn, hoặc chẻ ra để đan; gỗ lim, gỗ xoan.. để làm cột nhà. Rơm, rạ, lá cọ, lá dừa... dùng để lợp mái. Đất nung để xây tường.

  + Kiểu dáng mang đậm dấu ấn sông nước, chủ yếu là nhà sàn hình mai rùa, hoặc hình thuyền.

  + Quy mô nhà ở vừa phải, hài hòa với thiên nhiên. Nhà chú ý tới chiều ngang, rộng theo số lẻ là 3 gian, 5 gian; bậc nhà cũng theo số lẻ. Nhà 5 gian thì gian giữa để thờ, 2 gian bên để sinh hoạt, còn 2 gian trái là buồng ngủ.

  + Vị trí chọn hướng sông, suối, hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà không được xây chính giữa với cửa nhà mà được xây lệch sang bên trái hoặc bên phải. Cửa nhà thường chọn hướng nam, hoặc đông nam có gió biển mát. Còn bếp chọn hướng tây tránh gió bắc.

- Không gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng, xung quanh nhà là vườn cây, ao cá...

* Văn hóa trang phục:

- Trang phục chất liệu chủ yếu là bằng tơ tằm, sợi bông..phù hợp với điều kiện thời tiết và công việc đồng áng.

- Phụ nữ mặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi trần.Ngày hội trang phục cầu kỳ hơn, cả nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằng lông vũ hoặc là cây, đầu đội mũ lông chim. Thời kỳ này đã xuất hiện trang phục của giới quý tộc.

- Phụ nữ thườn để tóc cắt tóc ngắn để xõa ngang vai, bới tóc trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng.

* Trang sức khá đặc trưng như nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn và phổ biến là vòng chân.

* Vê phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông, ven biển. Thuyền có 2 loại là thuyền độc mộc và thuyền ván ghép từ đó mà hình thành các điệu lý, điệu hò hát giao duyên.

Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn?  (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 24/11/2022