logo

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là” cùng với những kiến thức tham khảo về quốc gia Cổ Cham Pa là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là

A. Nông nghiệp trồng lúa

B. Thủ công nghiệp.

C. Săn bắt, hái lượm.

D. Thương nghiệp.

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Nông nghiệp trồng lúa

Cũng như cư dân Việt cổ, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

Hãy cùng Top Lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về quốc gia Cổ Cham Pa qua bài viết dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về quốc gia Cổ Cham Pa


1. Nguồn gốc của quốc gia Cổ Cham Pa

- Cham-pa hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh.

- Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

- Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham-pa.


2. Quốc gia cổ Cham-pa hình thành và phát triển

- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

- Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.

- Chăm Pa (tiếng Phạn: चम्पा, chữ Hán: 占婆 Chiêm Bà) là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và sau đó tiếp tục dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là

3. Kinh tế của quốc gia Cổ Cham Pa

- Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất.

- Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao: dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng khu Thánh địa Mỹ Sơn.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 24/11/2022