logo

Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

 A. Lúa mạch

 B. Gạo nếp, gạo tẻ

 C. Ngô, khoai, sắn

 D. Lúa mì

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Gạo nếp, gạo tẻ

Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gạo nếp, gạo tẻ.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về cư dân Văn Lang - Âu Lạc qua bài viết dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về cư dân Văn Lang - Âu Lạc


1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Nhà nước Văn Lang

- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời.

- Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Nhà nước Âu Lạc

- Thời gian thành lập: khoảng năm 208 TCN.

- Phạm vi không gian lãnh thổ của nước Âu Lạc: mở rộng hơn so với nước Văn Lang.


2. Tổ chức nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

- Tổ chức nhà nước Văn Lang: Ở Trung ương, đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc cho Hùng Vương là lạc hầu; Ở địa phương, lạc tướng đứng đấu các bộ (có 15 bộ); bổ chính đứng đầu chiếng, chạ.

- Kinh đô đóng ở Phong Châu

- Tổ chức nhà nước Âu Lạc: không có nhiều thay đổi so với nhà nước Văn Lang.

Tuy nhiên, quyền lực nhà vua được mở rộng hơn, có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

- Chuyển kinh đô xuống vùng Cổ Loa.


3. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.


4. Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Tục nhuộm răng đen (vẫn phổ biến ở các vùng nông thôn thuộc khu vực Bắc Bộ).

+ Tục ăn trầu; làm bánh trưng – bánh giày trong ngày lễ/ tết.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…

+ Tổ chức các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp (lễ xuống đồng; lễ mừng cơm mới…).


5.Nông nghiệp và các nghề thủ công.

a, Nông nghiệp:

- Công cụ xới đất: lưỡi cày đồng.

- Sử dụng sức kéo bằng trâu, bò

- Văn Lang là một nước nông nghiệp:

Trồng trọt: lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, bí và cây ăn quả.

Chăn nuôi: gia súc trâu, bò, lợn, gà…chăn tằm.

Như vậy nông nghiệp đã chuyển từ giai đoạn dùng cuốc sang cày, từ đá sang đồng…Họ dã dùng trâu, bò để cày. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.

b, Thủ công nghiệp:

- Nghề gốm, nghề dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá.

- Trong đó, nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao. Đúc lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng…

- Ngoài ra người Văn Lang còn biết rèn sắt

Trống đồng, thạp đồng là vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ thuật luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công lúc bấy giờ.

Có sự trao đổi giữa vùng nọ với vùng kia, nước ta với nước khác (trống của In-đô, Ma-lai có nét giống với trống Đông Sơn).

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 24/11/2022