logo

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam

Câu trả lời chính xác nhất: Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đống và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm. Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V.

Để nắm rõ hơn về quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.


1. Quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam

- Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đống và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm.

- Địa bàn chủ yếu của văn hoá Óc Eo là vùng châu thổ sông Cửu Long (Óc Eo nay thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang) gồm nhiều tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… và một số địa phương thuộc Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III-V.

- Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

- Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

- Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam

2. Kinh tế - chính trị tại quốc gia cổ Phù Nam

- Quốc gia cổ Phù Nam để lại cho chúng ta nền Văn hóa Óc - Eo. Đây là một nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á. Phù Nam đã có một thời kỳ hình thành, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng về sau gặp biến cố nên đã bị suy vong và biến mất. Tất cả đền đài, thành quách đều bị chôn vùi trong lòng đất suốt hàng nghìn năm. Về sau người ta chỉ biết đến Vương quốc Phù Nam qua sự phát hiện ra nền văn hóa Óc Eo từ cuộc khai quật đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào năm 1944. Với những gì Louis Malleret phát hiện, cùng với những kết quả khảo cổ của các đồng nghiệp Việt Nam sau này đã vẽ nên một cách sống động về nền văn hóa cổ từng tồn tại và phát triển rực rỡ ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.

- Người Phù Nam có cuộc sống rất thực tế. Sống trên vùng ngập nước, họ đã tận dụng địa hình để đào những con kênh thoát nước, dẫn nước và để giao thông đi lại. Con kênh Kiên Giang- Minh Hải (nay là Bạc Liêu) chạy qua các khu di tích Núi Sam, Bảy Núi, Óc Eo (An Giang) hay Giếng Đá từ di chỉ Tráp Đá (An Giang) chạy dài hơn 30km đến khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang). Kênh số Một chạy từ Đông sang Tây của huyện Tri Tôn (An Giang) với khoảng 16km. Ngay ở khu di tích Óc Eo – Núi Sập – Định Mỹ (An Giang) có những con kênh cổ tạo thành một mạng lưới chằng chịt tỏa như nan quạt nối liền các di chỉ Óc Eo.

- Quân đội có các lực lượng thủy - tượng bộ binh làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội và bờ cõi biên cương. Vì thế vào lúc cực thịnh, vương quốc Phù Nam đã kiểm soát về phía Đông đến tận cùng phía Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam ngày nay, về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan. Dân chúng Phù Nam, cũng như nhà vua đều tôn thờ tín ngưỡng tâm linh, nhất là tôn kính thờ phụng các vị thần của đạo Bà La Môn và Phật Giáo.

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam

- Trong quá trình phát triển, Vương quốc Phù Nam đã chú trọng đến việc hình thành các thương cảng phục vụ cho việc giao thương với các xứ khác. Bởi vậy trong giai đoạn phát triển cực thịnh của mình, Phù Nam không chỉ có một thương cảng Óc Eo (An Giang) và một tiền cảng Nền Chùa (Kiên Giang), mà còn có các thương điếm từ Óc Eo qua Đá Nổi đến Phú Long (Sa Đéc), Gò Thành (Vĩnh Long) rồi các trung tâm ở vùng Mỹ Tho - Gò Công trước khi đến Cần Giờ đổ ra Biển Đông.

- Thời đại Phù Nam, nghề luyện kim, đúc khuôn rất phát triển với số lượng lớn phường thợ kim hoàn, thợ rèn. Các ngành nghề khác như nghề dệt, nghề mộc, xây dựng, khai thác lâm hải sản cũng phát triển và có cả đội ngũ chuyên môn. Vương quốc Phù Nam còn có một nền nông nghiệp khá phát triển với nghề trồng lúa nước, trồng mía đường; một bộ phận nông dân trồng vườn, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản. Song giàu có nhất là tầng lớp thương nhân. Một tầng lớp thương gia buôn bán tại chỗ và thương nhân vãng lai từ một số vùng đất trong khu vực, thậm chí từ Trung Hoa, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư gồm nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau thường xuyên đến trao đổi mua bán với Phù Nam.

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sử 10: Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

----------------------

Mong rằng với những kiến thức của Top lời giải cung cấp về quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam và các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, sẽ giúp các bạn có những kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học tập môn Lịch sử. Chúc các bạn đạt kết quả cao.

icon-date
Xuất bản : 23/05/2022 - Cập nhật : 26/11/2022