logo

Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là” cùng với những kiến thức tham khảo về quốc gia cổ Chăm pa là tài liệu đắt giá môn lịch sử 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là

A. Du mục.

B. Trồng lúa nước

C. Thủ công nghiệp

D. Thương nghiệp

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Trồng lúa nước

Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là trồng lúa nước

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về quốc gia cổ Chăm pa cũng như nghành kinh tế chủ yếu của đất nước này qua bài viết dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về quốc gia cổ Chăm pa


1. Quá trình hình thành của quốc gia cổ Chăm pa

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. 


2. Kinh tế, chính trị, xã hội của Chăm pa

Kinh tế

- Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất.

- Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao: dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, khu Thánh địa Mỹ Sơn.

Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa là

Chính trị: 

- Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

- Giúp việc có tể tướng và các đại thần.

- Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng.

- Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).

Văn hóa:

- Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.

- Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

- Thế Kỷ X-XV phát triển, sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 24/11/2022