logo

Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy"

Hướng dẫn Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích “Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy…” và đọc thêm phần kiến thức mở rộng thú vị về Ngô gia Văn phái và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích “Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy…”

Đoạn trích:

Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng, và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

Trả lời: 

Phương thức biểu đạt trong đoạn trích là Nghị luận.


Kiến thức tham khảo về Ngô gia Văn phái và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí


1. Tìm hiểu đôi nét về Ngô gia Văn phái

Ngô gia Văn phái mang hai ý nghĩa: một là, chỉ một nhóm các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội từ thời Lê trung hưng đến thời Nguyễn; hai là, tên một bộ sách tập hợp các tác phẩm của các thành viên trong Ngô gia Văn phái.

Khoảng thời gian hơn 200 năm từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, trong nền văn học nước nhà hình thành một văn phái lớn của nhóm các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì* ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Văn phái do Ngô Chi Thất (1635 - 1713) đời thứ 29 và Ngô Trân (1671 - 1761) đời thứ 31 khởi xướng và dựng nên, về sau được mệnh danh là NGÔ GIA VĂN PHÁI. Lúc đầu Văn phái chỉ gồm các tác giả từ Ngô Chi Thất, Ngô Trân, Ngô Thì Ức đến Ngô Thì Điển, về sau được bổ sung thêm, cho đến tác giả cuối cùng là Ngô Giáp Đậu (đời thứ 37), tổng cộng gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ của dòng họ Ngô Thì.

(*Ngô Thì còn được gọi là Ngô Thời, do kiêng húy tên thủa nhỏ của vua Tự Đức là Phúc Thì nên chữ Thì 時 đọc trại thành Thời).

Về sau, các trước tác của 15 trong số 20 thành viên Ngô gia Văn phái được tập hợp lại thành bộ sách gồm 36 quyển, cũng mang tên Ngô gia Văn phái. Bộ sách do Ngô Thì Trí (đời 34, em trai Ngô Thì Nhậm) đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên, Ngô Thì Điển (đời 35, con Ngô Thì Nhậm) làm công tác biên tập. Đây là bộ sách đồ sộ, có tính chất sưu tập nhằm nêu cao truyền thống văn hóa, văn học của dòng họ Ngô Thì, chứ không mang tính chất của một hợp tuyển hay một tổng tập của những tác giả cùng một trường phái, một khuynh hướng tư tưởng và sáng tác. Các nhà sưu tập Ngô gia lấy tiêu chí huyết thống làm yếu tố quan trọng, họ không bị ràng buộc nhiều về chính kiến hay địa vị của các thành viên trong các tập đoàn phong kiến. Các trước tác đều bằng chữ Hán, bao gồm đủ các thể loại, nhiều nhất là thơ, rồi tới phú, truyện ký, tự, bạt, khải, biểu, tấu, sớ… Thành tựu nổi bật của dòng văn Ngô gia được thể hiện ở hai bộ môn quan trọng của nền học thuật thời trung đại là Văn học và Sử học. Ngoài ra, bộ sách còn mang nhiều giá trị về văn hóa, xã hội, phác họa một bức tranh toàn cảnh xã hội Đàng ngoài thời Lê – Trịnh, thời Tây Sơn và triều Nguyễn trong thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19.


2. Hoàng lê nhất thống chí

https://lh5.googleusercontent.com/Z5a61DJef6HsHFkOZ4bk96DRn2jGqr8ByBXWNlISDBkFFFLzDmVdVxNafLSDsHb2JI58sMTS8lIWjOq_PTD6JQfWOFo_IgSl5bVICu8xg8zgeR8f1Ltulb9SJrZaaY9Te-XA45wr

a. Nhan đề: 

“Hoàng Lê nhất thống chí” viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

b. Thể loại: (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc).

Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

c. Tóm tắt:

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

d. Bố cục: 3 phần

Văn bản được bố cục thành ba phần.

- Phần 1: Từ đầu đến "năm Mậu Thân": Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

- Phần 2: Tiếp đến "rồi kéo vào thành": Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022