Trả lời:
Dung dăng dung dẻ là một trong những bài đồng dao được yêu thích đối với lứa tuổi trẻ thơ đầy hồn nhiên và ngây ngô.Đây là một bài đồng giao gắn bó với biết bao thế hệ tuổi thơ của độc giả.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng “dung dăng” thì từ này đã được ghi nhận trong một số từ điển. Chẳng hạn, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng: “Dung dăng: Nói trẻ con dắt tay nhau đi dàn ra giữa đường”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích: “Dung dăng: Nắm tay nhau đung đưa theo nhịp bước đi. Bọn trẻ dung dăng bước trên thảm cỏ”.
“Dung dăng dung dẻ” vốn là bài đồng dao dùng cho một trò chơi mà trong đó các em nhỏ nắm tay nhau rồi đi dàn hàng ngang, tới câu cuối thì ngồi xuống, ai không ngồi kịp sẽ bị phạt. Căn cứ vào luật chơi này, rõ ràng “dung dăng” trong “dung dăng dung dẻ” cũng chính là “dung dăng” mà các tài liệu trên đã giải thích. Còn “dung dẻ” chỉ là một yếu tố láy để nhấn mạnh thêm cho “dung dăng” mà thôi. Sự đồng hành của “ă” và “e” trong các từ có “tính láy” dễ dàng thấy được trong các trường hợp như: “cắc ké”, “nắc nẻ”, “xúc xắc xúc xẻ”…
Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Tam vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Con chim ập lại
Ù à ù ập
Nu na nu nống
Phiên bản 1:
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Phiên bản 2:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhả ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay nào có
Tay nào không?
Ô ăn quan
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.