logo

Nói ngọt lọt đến xương là phương châm gì?

Hướng dẫn tìm hiểu Nói ngọt lọt đến xương là phương châm gì? hay nhất. Cùng với những kiến thức về phương châm hội thoại là tài liệu hữu ích phục vụ cho các em học tập môn Ngữ văn 9, cùng tìm hiểu nhé!


Câu hỏi: Nói ngọt lọt đến xương là phương châm gì?

Trả lời: 

Nói ngọt lọt đến xương là phương châm về lượng


Kiến thức tham khảo về phương châm hội thoại


1. Khái niệm

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.


2. Các phương châm hội thoại

Nói ngọt lọt đến xương là phương châm gì?

a) Phương châm về lượng

* Khái niệm:

- Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

- Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

* Ví dụ:

- Ví dụ thứ nhất:

Mai: Cậu có biết múa không?

Hoa: Biết chứ, thậm chí tôi còn múa rất đẹp đó.

Mai: Cậu học múa ở đâu vậy?

Hoa: Dĩ nhiên là học ở Cung văn hóa chứ còn ở đâu.

+ Mai hỏi Hoa học múa ở đâu mục đích muốn Hoa học múa ở chỗ nào (đại điểm cụ thể nào đó) có thể hiểu là nơi mà Hoa học múa.

+ Câu trả lời của Mai đã đánh trúng ý muốn mục đích của Mai vì đã chỉ ra được địa điểm mà mình học múa là Cung văn hóa nhưng nó chưa đủ thông tin là Cung văn hóa nào? Địa chỉ cụ thể.

Do đó, có thể nói Hoa đã vi phạm phương châm về lượng (có nghĩa là câu trả lời chưa đầy đủ).

- Ví dụ thứ hai:

Bố: Cô giáo đã cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?

Hùng: Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ.

+ Bố hỏi Hùng với mục đích muốn biết Hùng được làm bài tập trong sách bài tập nào (tên sách bài tập cụ thể). Trong khi đó Hùng lại không trả lời cụ thể tên sách gì, việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của bố.

Do đó, Hùng đã vi phạm phương châm về lượng (Trả lời một cách thiếu nội dung thông tin). Phương châm về lượng là cách nói đủ thông tin, không thừa không thiếu. Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng được đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

b) Phương châm về chất

* Khái niệm:

Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.  

* Ví dụ về Phương châm về chất

- Ví dụ 1:

Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai:

+ Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?

Mai đáp:

+ Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.

(Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất).

- Ví dụ 2:

Rao làng…

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi đại tiện ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” lại rao:

+ Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát đại tiện bậy đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

+ Chia phần gì thế mày?

+ Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

+ Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

+ Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát đại tiện bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

(Trong câu chuyện này, nhân vật Xiển đã vi phạm phương châm hội thoại về chất. Khi người làng hỏi để nắm rõ thông tin về sự việc Xiển đang rao làng thì anh lại nó quá, khoa trương lên, không đúng thông tin về người đàn bà hàng bát khiến cho người đọc không thể hình dung đúng được tiến trình sự việc. Nhưng cũng chính chi tiết này đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện và thu hút bạn đọc).

c) Phương châm quan hệ 

* Khái niệm:

Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

* Ví dụ:

- Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!

- Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?

- Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!

- Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?

→ Ta thấy trong cuộc nói chuyện này giữa ông và bà có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả lời một nẻo.

d) Phương châm cách thức

* Khái niệm:

Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

* Ví dụ:

- Ví dụ 1: Cho 2 thành ngữ sau: Dây cà ra dây muống và Lúng búng như ngậm hột thị.

Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào?

Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?

Trả lời:

Thành ngữ thứ nhất dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Thành ngữ thứ hai dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Rõ ràng điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.

Qua đó rút ra bài học: Khi giao tiếp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.

- Ví dụ 2: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

Có thể hiểu câu trên theo mấy cách? (Chú ý: cách hiểu tùy thuộc việc xác định tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ nào.).

Để người nghe không hiểu lầm, phải nói như thế nào?

Như vậy, trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?

Trả lời:

Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).

Thay vì dùng câu trên, tùy theo ý muốn diễn đạt mà có thể chọn một trong những câu sau:

+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.

+ Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy,...

Khi giao tiếp, nếu không vì một lí do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Bởi vì những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau, gây trở ngại rất lớn cho quá trình giao tiếp.

e) Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại, tuy nhiên vào những tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt với từng tình huống. 

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022