logo

Nội tâm nhân vật là gì?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nội tâm nhân vật là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 9.


Trả lời câu hỏi: Nội tâm nhân vật là gì?

- Nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.


Kiến thức tham khảo về cách miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự


1. Văn bản tự sự là gì?

- Văn tự sự (văn kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, hiện tượng. Từ sự việc này đến sự việc kia, từ hiện tượng này đến hiện tượng kia và cuối cùng là kết thúc và ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó.

[ĐÚNG NHẤT] Nội tâm nhân vật là gì?

2. Đặc điểm của văn bản tự sự

- Văn bản tự sự tập trung trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc khác, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả, thể hiện một thông điệp và ý nghĩa nhất định.

- Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: Trình bày văn bản có bố cục 3 phần, biết sắp xếp các sự việc thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý, có ý nghĩa.

- Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng: tuy là các tình huống tưởng tượng nhưng vẫn nên đề cao tính hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng.


3. Bố cục của một bài văn tự sự

- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Với mục đích cung cấp hiểu biết về sự vật việc và con người giúp người đọc, người nghe hiểu chúng một cách đúng đắn, đầy đủ.

- Cấu trúc gồm 3 phần chính là mở bài, thân bài và kết bài.

+ Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật hay sự việc chính của bài văn.

+ Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Theo cấu trúc mạch lạc và liền mạch.

+ Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bày tỏ thái độ của người kể.

[ĐÚNG NHẤT] Nội tâm nhân vật là gì? (ảnh 2)

4. Nội tâm và độc thoại nội tâm

a. Nội tâm

- Nội có nghĩa là bên trong; còn tâm có nghĩa mặt tình cảm, suy nghĩ, ý chí của con người. Như vậy, có thể hiểu đơn giản nội tâm là tâm tư, tình cảm của con người; nó được xem là một phần tính cách của con người. 

- Những người sống nội tâm thường rất ít khi chia sẻ cảm xúc, tâm tư của mình với người khác. Và khi tiếp xúc, bạn luôn cảm thấy họ thật khó hiểu và có vẻ hơi khó để làm quen. 

b. Độc thoại nội tâm

- Độc thoại nội tâm là những lời nói độc thoại không cất lên thành tiếng, là lời nói mà nhân vật tự nói với chính mình. Thông qua độc thoại nội tâm, chúng ta có thể dễ dàng khám phá nội tâm nhân vật. Thủ pháp này được sử dụng rất phổ biến trong văn học. 

Ví dụ: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… (Làng – Kim Lân). 


5. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

- Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

- Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

- Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022