logo

Lúng túng như thợ vụng mất kim là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lúng túng như thợ vụng mất kim là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Thành ngữ do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lời câu hỏi: Lúng túng như thợ vụng mất kim là gì?

- Lúng túng như thợ vụng mất kim là câu thành ngữ chỉ sự bối rối, không biết phải làm gì, không biết phải nói gì, ứng xử thế nào, làm gì cũng không nên.

- Thợ đã vụng lại còn làm mất kim. Với các hình ảnh này, các bạn phần nào tưởng tượng ra sự lúng túng, bối rối tại thời điểm đó


Kiến thức mở rộng về Thành ngữ


1. Thành ngữ

 - Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

- Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

- Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn liên quan đến thành ngữ nhé.


2. Phân loại thành ngữ

- Có các cách phân loại cấu tạo thành ngữ như sau:

a. Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

- Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

- Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

- Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

- Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

- Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

Lúng túng như thợ vụng mất kim là gì?

b. Dựa vào kết cấu ngữ pháp

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ, Vị ngữ – Chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

+ Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…


3. Điểm khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ

- Có nhiều tranh luận khác nhau giữa 2 khái niệm này, vì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng và trong nhiều trường hợp khó phân biệt chính xác được.

a. Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ

- Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức. 

- Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

- Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

b. Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ

- Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể. 

- Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.

- Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.

- Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

- Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.


4. Một số câu thành ngữ Việt Nam

- Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.

→Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

→Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.

- Ao sâu cá cả.

→Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn.

- Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra.

→Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa.

- Biết đâu ma ăn cỗ.

→Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào.

- Bụt chùa nhà không thiêng.

→Ý nói cách dùng người, luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác.

- Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại.

→Thà bị sai vặt bởi người khôn biết đâu ta học lỏm được nhiều thứ còn hơn phải đi dạy kẻ khờ, như nước đổ đầu vịt, tốn công hao sức chẳng ích gì.

- Lo bạc râu, rầu bạc tóc.

→Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.

- Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra.

→Nếu đã làm việc xấu dù che dấu đến đâu ắt có ngày cũng bị phát hiện.

- Cái nết đánh chết cái đẹp.

→Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.

- Trên đây là ý nghĩa của câu thành ngữ Lúng túng như thợ vụng mất kim. Vốn từ ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Việc tìm hiểu ý nghĩa những câu thành ngữ này giúp chúng ta làm giàu vốn từ của mình cũng là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Trong văn viết, thành ngữ đóng vai trò quan trọng thể hiện sự am hiểu, sự bay bổng của người viết. Thành ngữ còn là những lời dạy ngắn gọn nhưng cũng đầy hình ảnh mà cha ông xưa dạy con cháu mình. Những bài học này còn có ý nghĩa thiết thực đến tận ngày hôm nay.

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022