Trả lời:
Qua miêu tả của nhà sư Pháp Hiển , ta thấy nhân dân sống rất hạnh phúc như học không bị lệ thuộc vào lãnh chúa, không bị trừng phạt và chỉ phải trả 1 khoản thuế. Tuy nhiên vẫn có 1 bộ phận người phải làm việc ô uế
+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công.
+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn với vốn văn hóa lâu đời và đặc sắc. Ấn Độ gây cho ta ấn tượng mạnh về những vùng đất hoang sơ với cảnh quan ngoạn mục, tươi đẹp cùng rất nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, đền đài, cung điện tuyệt đẹp được xây dựng bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo. Vì vậy, một Ấn Độ vừa phát triển mạnh mẽ vừa lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với nhiều du khách trên thế giới.
* Thể chế nhà nước- Theo thể chế Cộng hòa dân chủ nghị viện, liên bang (từ năm 1950), chế độ lưỡng viện.Hiến pháp thông qua ngày 25 tháng Giêng năm 1950.
Có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương, mỗi bang đều có cơ cấu lập pháp riêng. Thượng nghị viện của Nghị viện liên bang là Hội đồng Nhà nước, gồm 245 thành viên, trong đó 8 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 237 thành viên được quốc hội các bang bầu. Hai năm một lần, 1/3 số thượng nghị sỹ miễn nhiệm. Hạ nghị viện gồm 543 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm, và hai thành viên thuộc cộng đồng Ăng-lô-In-điêng do Tổng thống bô nhiệm.Tổng thống được cử đoàn của Nghị viện liên bang và Quốc hội của các bang bầu. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên cửa Nội các. Thủ tướng điều hành Nội các.
* Địa lý - Nằm Ở Nam Dãy núi Hy-ma-lay-a ngăn cách tiểu lục địa Ấn Độ với phần còn lại của châu Á. Một số đỉnh của dãy Hy-ma-lay-a cao hơn 7000 m, trong đó có đỉnh cao nhất của Ấn Độ là Kang-chen-un-ga, 8.598 m. Phía nam của dãy Hy-ma-lay-a là các lưu vực của sông Hàng, sông Bra-ma-pu-ơ-ra và các vùng chi lưu của các sông này. Đây là những đồng bằng phì nhiêu, dân cư đông đúc và có trình độ canh tác thuần thục. Sa mạc Tha chạy dọc biên giới với Pa-ki-xtan. Phía nam Ấn Độ là cao nguyên đá cứng Đéc-ca-ni tiếp giáp với dải đồi Gát-xơ hạ thấp dần thành đồng bằng Ở ven biển.
Các sông chính Sông Hằng, 2.510 km; sông Bra-ma-pu-tơ-ra, 2.900 km; sông Sút-lê, 1.450 km; sông Y-a-mu-la, 1.376 km; sông Gô-đa-va-ri, 1.450 km; sông Giam-na 1.380 km.
Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp". Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit ("tiện dân cũ") và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt. Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều.Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị. Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình.Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh,và tỷ lệ ly hôn rất thấp Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18.Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Phật đản, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi. Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti.
Sau khi giành được độc lập vào năm 1947 và từ khi bản Hiến pháp ra đời, Ấn Độ bãi bỏ và nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa các giai tầng xã hội. Nhưng trên thực tế, thay vì mất dần theo thời gian, tình trạng bạo lực vẫn tồn tại và thậm chí còn tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là nhằm vào tầng lớp "tiện dân", khi tầng lớp này cố thoát khỏi "số phận đã an bài" cho họ.
Trước đây, xã hội truyền thống Ấn Độ bị phân hóa thành bốn tầng lớp (varna) theo hệ thống Bà-la-môn giáo (brāhmana) gồm : nhà sư (Brahmane), chiến binh (Kshatriya), thương gia (Vaishya) và người làm việc tay chân hay gia nhân (Shudra). Ngoài ra, còn phải kể tới lớp người "tiện dân" (Dalit), chiếm 16% dân số, không được xếp vào hệ thống này và bị coi là giai cấp cặn đáy của xã hội, là những người ô uế. Họ không có quyền sống, ăn uống hay cầu nguyện với những người khác.