Câu trả lời chính xác nhất: Các vua Cam-pu chia rất chú ý đến công tác thủy lợi vì:
+ Lãnh thổ Ăng-co bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công và thời Ăng-co kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu => Các vua Cam-pu-chia chú trọng công tác thủy lợi để đảm bảo cho việc cấy lúa nước được mùa liên tục, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp
+ Ngoài ra, người dân còn sống bằng nghề đánh bắt cá, do đó công tác thuỷ lợi cần phải được chú trọng.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Vương quốc Cam – pu – chia, Top lời giải đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau, mời các bạn cùng tham khảo.
- Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)
- Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)
- Diện tích: 181.035 km2
- Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)
- Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400
- Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC.
- Dân số: 14.676.591 người (số liệu công bố sơ bộ ngày 15/8/2013 của Bộ Kế hoạch Campuchia).
- Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
- Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo (90% dân số Campuchia theo Phật giáo), ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …
- Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me (Khmer) là ngôn ngữ chính thức (chiếm 95%).
- Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm (số liệu năm 2013).
- Đơn vị tiền tệ: đồng Riên (Riel).
- Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến:
Chính trị: Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay). Trong các thế kỉ X – XII, Cam –pu- chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
Kinh tế:
Nông nghiệp: Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để dự trữ và điều phối nước tưới.
Ngư nghiệp: Đánh bắt các ở Biển Hồ
Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
Kiến trúc: Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…
Từ thế kỉ XIII, Cam –pu – chia bắt đầu suy yếu do Vương quốc Thái tấn công xâm lược rất nhiều lần phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm (1863).
- Từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu.
- Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Năm 1432, người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau.
- Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
+ Lãnh thổ Ăng-co bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công và thời Ăng-co kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu => Các vua Cam-pu-chia chú trọng công tác thủy lợi để đảm bảo cho việc cấy lúa nước được mùa liên tục, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp
+ Ngoài ra, người dân còn sống bằng nghề đánh bắt cá, do đó công tác thuỷ lợi cần phải được chú trọng.
- Đất nước Cam-pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
- Tộc người Khơ-me chiếm đa số. Họ giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn.
-------------------------------
Vừa rồi là phần trả lời chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi Vì sao các vua Cam-pu-chia rất chú ý đến công tác thuỷ lợi? và một số kiến thức thú vị về vương quốc Cam – pu – chia. Chúc các bạn học tập tốt.