logo

Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Câu trả lời chính xác nhất: Ở Cam – pu- chia, tộc người đa số chủ yếu là người Khơ – me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu là trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỉ XVI, vương quốc của người khơ – me hình thành, họ tự gọi là Cam –pu – chia.

Thời kì phát triển của vương quốc Cam – pu – chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng – co.

Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện:

* Chính trị: Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay). Trong các thế kỉ X – XII, Cam –pu- chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

* Kinh tế:

Nông nghiệp: Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để dự trữ và điều phối nước tưới.

Ngư nghiệp: Đánh bắt các ở Biển Hồ

Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm  đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

* Kiến trúc: Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

Từ thế kỉ XIII, Cam –pu – chia bắt đầu suy yếu do Vương quốc Thái tấn công xâm lược rất nhiều lần phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm (1863).


Kiến thức tham khảo về “Vương quốc Campuchia”


1. Khái quát chung về vương quốc Cam – pu - chia

- Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)

- Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)

- Diện tích: 181.035 km2

- Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)

- Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me (Khmer) là ngôn ngữ chính thức (chiếm 95%).

- Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm (số liệu năm 2013).

- Đơn vị tiền tệ: đồng Riên (Riel).


2. Lịch sử hình thành Campuchia

Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi “Campuchia”, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.

- Sau hàng thế kỉ đến những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương. Năm 1863, Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

- Ngày 18/3/1970, Lon Nol-Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập "Cộng hoà Khơ-me" (10/1970). Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh.

- Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ Cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước "Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia.

- Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch. Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tỡnh nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đó đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Iêng Xary, thành lập nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia" (SOC).


3. Điều kiện tư nhiên - dân cư vương quốc Cam – pu - chia

Điều kiện tự nhiên:

-Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tôn-lê Thom, Tôn-lê Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

-Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC.

- Đất nước Cam-pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

Dân cư:

- Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.

- Họ giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn.

Văn hóa:

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ.

- Văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ... phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.

- Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: quần thể Ăng - co Vát và Ăng - co Thom.


4. Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co

Sự phát triển của Cam pu chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào

Chính trị: Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay). Trong các thế kỉ X – XII, Cam –pu- chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

Kinh tế:

Nông nghiệp: Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để dự trữ và điều phối nước tưới.

Ngư nghiệp: Đánh bắt các ở Biển Hồ

Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm  đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

Kiến trúc: Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

Từ thế kỉ XIII, Cam –pu – chia bắt đầu suy yếu do Vương quốc Thái tấn công xâm lược rất nhiều lần phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm (1863).

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào? và một số kiến thức mở rộng về Cam – pu -chia. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads