Trả lời:
- Đập tan tham vọng xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức vận dụng về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3 (năm 1988)
Tháng 12/1287, quân Nguyên một lần nữa tấn công Đại Việt. Quân Nguyên chia làm ba cánh vào nước ta từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông theo đường biển vào Đại Việt.
Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp. Cánh quân thứ hai là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta. Chúng ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng với Thoát Hoan.
Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch. Khi đoàn thuyền địch đi qua, chúng đã bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh. Chúng chiếm được Thăng Long, nhưng lại trúng kế giống như hai lần trước.
Vì thiếu lương thực và có nguy cơ bị chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp. Sau đó chủ động rút lui trước khi quân ta phản công.
* Chiến thắng Bạch Đằng
Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ
=> Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc
- Đập tan ý đồ xâm chiếm Đại Việt của đế chế Nguyên. Kế hoạch bành trướng xuống các nước phía Nam Trung Quốc bị phá tan.
Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận.
Mông - Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần. Mặc dù vậy, nước Ấn Độ và Pagan của Miến Điện, rồi chưa kể các nướ Châu Âu cũng từng thắng Mông Cổ như năm 1241.