Trả lời: Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện và có tác động tích cực, đã giải quyết phần nào những khủng hoảng xã hội thời Trần:
- Các biện pháp của ông đã loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục có nhiều điểm tiến bộ, mang tính dân tộc rõ nét.
Kiến thức vận dụng về nhà Hồ
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập. Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, nhà Trần ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi.
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.
Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
a. Kinh tế
Trao đổi tiền tệ được khởi xướng bởi Hồ Quý Ly trước khi chính thức thành lập nhà Hồ (1400). Vào tháng 4 năm 1396, Hồ Quý Ly vào thời điểm đó đã hoàn toàn kiểm soát triều chính nhà Trần. Bắt đầu phân phối tiền giấy thông báo hội sao. 1 xu đổi được 2 tờ tiền 1 mệnh giá. Nghiêm cấm tàng trữ tiền đồng, không được bí mật tiêu thụ. Thu thập tất cả tiền đồng vào kho Ngao Trì để cai trị tất cả các quốc gia. Ai vi phạm sẽ bị kết án tử hình như làm tiền giả. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền giấy không nhận được sự ủng hộ của người dân. Nhưng cuối cùng nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Trên thực tế, vào năm 1403, bảy năm sau khi phát hành. Tiền giấy vẫn chưa được ưa chuộng.
b. Hành chính
Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm 1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).
c. Thi cử
Từ cuối thời Trần (1396), Hồ Quý Ly đã thay đổi chế độ thi cử, bỏ cách thi ám tả cổ văn chuyển sang tứ trường văn thể.
Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng 8 năm trước thi Hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau thi Hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi hương như hai năm trước. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra 5 kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự thi.
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi Thái học sinh. Lấy đỗ Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành, Nguyễn Nhữ Minh (Nguyễn Quang Minh) v.v gồm 20 người. Tháng 8 năm 1405, Hồ Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê Củng Thần sung làm Thái học sinh lý hành; Cù Xương Triều và 5 người khác sung làm Tư Thiện đường học sinh.
d. Tôn giáo
Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn. Năm 1396, theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.
e. Ngoại giao
Mối quan hệ giữa nhà Hồ với nhà Minh của Trung Quốc và Champa thời đó khá phức tạp. Sau khi nhà Minh thống nhất Trung Quốc vào năm 1368, nước này bắt đầu có kế hoạch nam tiến. Về mặt này, nhà Hồ đã phải rất khiêm tốn, thậm chí năm 1405, để tránh nguy cơ xâm lược. Đã phải chặt 59 làng ở Lô Châu (nay là tỉnh Lạng Sơn), nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi tai họa. Nhà Minh năm 1406. Đối với Kiến Thành, vẫn là quan hệ giữa nước lớn (Đại Ngu) và nước nhỏ (Chiêm Thành). Trong thời kỳ đầu (1400-1403), nhà Hồ tiếp tục tấn công Champa và chiếm một phần lãnh thổ từ tay Champa. Sau khi chiếm được lãnh thổ từ Champa, nhà Hồ đã thành lập Shenghua Land (nay là Quảng Nam và Quảng Nghĩa). Lúc này, lãnh thổ nước ta đã đạt đến nghĩa rộng.
a. Hồ Quý Ly (1400)
Hồ Quý Ly (1400-1401) tự là Thánh Nguyên, cháu 16 đời của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, vốn gốc thuộc tộc Việt ở Chiết Giang, phương nam Trung Quốc, đời Hậu Hán (thời Ngũ Qúy) sang làm Thái thú Diễn Châu, sau định cư ở hương Bào Đột (Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, cải cách chế độ thi cử, mở mang việc giáo dục, tăng cường quân đội thường trực, xây dựng các tuyến phòng thủ, lập xưởng đúc binh khí kỹ thuật để chống giặc phương Bắc.
Các cải cách của Hồ Quý Ly có tính chất toàn diện, có những cải cách đi trước thời đại, giá trị thực tiễn của nó đến nay vẫn còn hấp dẫn, nhiều nhà kinh tế nước ngoài đã ca ngợi Hồ Quý Ly là một nhà cải cách kinh tế lớn. Nhưng Hồ Quý Ly mắc tội giết vua Thiếu Đế cùng tôn tộc và quan lại nhà Trần, kể cả tướng Trần Khát Chân, gồm hơn 370 người để cướp ngôi nhà Trần. Do vậy bị nhân dân oán hận. Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Qúy Ly đã không tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc, bố con Hồ Qúy Ly bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc.
b. Hồ Hán Thương (1400 – 1407)
Là con thứ của Hồ Quý Ly, em của Hồ Nguyên Trừng. Năm 1399, xưng là Nhiếp Thái Phó. Tháng 1 năm Canh Thìn (1400) được lập làm thái tử (dẫu lúc này vua Trần Thiếu Đế vẫn đang ở ngôi và họ Hồ là ngoại thích). Tháng 12 năm 1400, được cha là Hồ Quý Ly nhường ngôi. Hồ Hán Thương làm vua hơn 6 năm (từ tháng 12/1400 – 6/1407). Tháng 6/1407, bị thua trận, rồi bị quân Minh bắt giải về Trung Quốc cùng với cha, anh và nhiều triều thần khác, sau không rõ mất năm nào. Trong thời gian ở ngôi, Hồ Hán Thương đã đặt hai niên hiệu: Thiệu Thành (1401 – 1402) và Khai Đạt (1403 – 1407).