logo

Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

icon_facebook

Câu hỏi: Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu trả lời chính xác nhất: Những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Về kinh tế:

+ Việc trồng lúa vẫn tiếp tục giữ vai trò nuôi sống người dân.

+ Nghề đánh cá phát triển từ trước thế kỉ X vẫn tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng.

+ Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…

+ Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài

- Về văn hoá:

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt tổ chức nhiều cuộc di dân vào vùng đất phía Nam.

+ Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm-pa sinh sống hoà thuận, tạo nên những cộng đồng cư dân mới, hoà nhập về văn hoá. Đời sống yên bình nên dân số tăng nhanh vào thế kỉ XV.

+ Khi đến cư trú ở vùng đất mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

+ Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hoà nhập giữa hai nền văn hoá phát triển.

+ Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người việt và người Chăm

Các bạn hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu kĩ hơn về Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI nhé.


1. Những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đều thế kỉ XVI

Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Từ đấu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI lãnh thổ thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với hai nước láng giềng là Cam-pu-chia và Đại Việt.

- Năm 1069, vua Chăm-pa nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình), Ma Linh (bắc Quảng Trị) cho Đại Việt.

- Năm 1113 đến năm 1220, chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia diễn ra, trong đó hai lần Cam-pu-chia chiếm đóng Vi-giay-a.

- Năm 1306, Chế Mân cắt châu Ô và Châu Rí (nam Quảng Trị và Huế) làm sính lễ cưới công chúa của Đại Việt.

- Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa cùng với Đại Việt kháng chiến chống quân Mông - Nguyên và thiết lập mối quan hệ hoà hiếu.

- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, xung đột giữa Chăm-pa và Đại Việt tái diễn dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định vào Đại Việt).

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, từ lưu vực sông Đồng Nai trở vào gần như không có dấu chân người.

- Vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang trong những thế kỉ này.Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, xuống phía nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ tây sông Hậu đến Mũi Cà Mau,...là những mảng đầm lầy, rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt.


2. Những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

* Về kinh tế

- Việc trồng lúa vẫn tiếp tục giữ vai trò nuôi sống người dân.

- Nghề đánh cá phát triển từ trước thế kỉ X vẫn tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng.

- Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,...

- Về thương nghiệp, các cộng đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

* Về văn hoá

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt tổ chức nhiều cuộc di dân vào vùng đất phía Nam.

- Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm-pa sinh sống hoà thuận, tạo nên những cộng đồng cư dân mới, hoà nhập về văn hoá. Đời sống yên bình nên dân số tăng nhanh vào thế kỉ XV.

- Khi đến cư trú ở vùng đất mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hoà nhập giữa hai nền văn hoá phát triển.

- Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm.


3. Công trình kiến trúc của Chăm pa vẫn còn tại nước ta cho tới ngày nay.

- Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.

- Hàng năm, tại Tháp Bà Ponagar, lễ hội tháp Bà được tổ chức trọng thể từ ngày 20-23 tháng Ba (Âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn như trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống.

- Tháp Bà Ponagar với lễ hội Tháp Bà được tổ chức hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử.

=> Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ.

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang tới cho bạn phần trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hoá của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và một số kiến  thức liên quan tới vùng đất phía Nam. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads