logo

Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

A. Năm 1075

B. Năm 1076

C. Năm 1077

D. Năm 1078

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Năm 1075

Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm 1075.

>>> Xem thêm: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào?


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án A

Khoa thi đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tổ chức dưới thời vua Lý Nhân Tông vào năm 1075. Khi đó nhà vua xuống chiếu thi tuyển Minh kinh bác học và thi nho học tam trường. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Vào mùa xuân, tháng 2 năm 1077, triều đình tổ chức khoa thi thứ hai gọi là thi Lại viện. Thi bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật. 9 năm sau, năm 1086, khoa thi tiếp theo được tổ chức nhằm chọn trong số người có văn học trong nước sung vào làm quan ở Hàn lâm viện. Khoa thi này, Mạc Hiển Tích đỗ đầu và được bổ làm Hàn lâm học sĩ. 66 năm sau, vào năm 1152, thời vua Lý Anh Tông, nhà Lý mới lại cho mở khoa thi điện. Tiếp đến năm 1165, triều đình mới mở một khoa thi nữa gọi là thi học sinh. Năm 1185, dưới thời vua Lý Cao Tông, nhà Lý mới lại cho mở kỳ thi sĩ tử trong nước, quy định từ 15 tuổi, người nào thông hiểu Thi, thư thì được vào hầu vua học ở ngự điện. Kỳ thi này 30 người đỗ. 8 năm sau, năm 1193, nhà Lý mở khoa thi với mục đích chọn người vào hầu vua học. Cùng năm này, nhà Lý cho tiến hành khảo khóa các quan văn quan võ trong ngoài để tiếp tục sử dụng hay thăng giáng. Kỳ thi cuối cùng mà nhà Lý tổ chức là kỳ thi tam giáo vào năm 1195.

Lịch sử khoa bảng nước ta chính thức được bắt đầu vào năm 1075, khi nhà Lý cho tổ chức kỳ thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước. Tính từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức được tất cả 183 kỳ thi, có 2.898 người đã được lấy đỗ tiến sĩ.

Nhà lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào

>>> Xem thêm: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về thời Lý

Câu 1: Tình hình Nho giáo thời Lý như thế nào?

A. Nho giáo không phát triển.

B. Nho giáo trở thành quốc giáo.

C. Nho giáo phát triển.

D. Nho giáo bị hạn chế.

Đáp án đúng: C. Nho giáo phát triển.

Giải thích: Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Thời Trần nhiều trường học được mở ra, nội dung học tập là chữ Nhi và các sách kinh sử.

Câu 2: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:

A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao

B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi

C. Mỗi năm đều có khoa thi

D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi

Đáp án đúng: B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi

Câu 3: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.

B. Vui chơi giải trí.

C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

Đáp án đúng: C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

Giải thích:

+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.

+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em qúy tộc đến học và tổ chức một số kì thi.

Câu 4:  Thời Lý, nội dung học tập chủ yếu là:

A. Văn học chữ Hán.

B. Kinh Phật.

C. Văn học chữ Hán và kinh Phật.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án đúng: C. Văn học chữ Hán và kinh Phật.

Câu 5: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.

A. Quốc Tử Giám.

B. Văn Miếu.

C. Chùa Trấn Quốc.

D. Chùa Một Cột.

Đáp án đúng: A. Quốc Tử Giám.

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 07/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads