logo

Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?

icon_facebook

Câu hỏi: Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?

Trả lời: Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Từ đó, họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức giáo hội đó.

- Chính phong trao cải cách tôn giáo đó đã có những tác động đến xã hội châu Âu thời bấy giờ. Cụ thể đó là:

Được khởi xướng ở Đức và nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,… và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân.

Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức: Đây có thể được coi là cuộc chiến tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở Châu Âu.

Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo và Cựu giáo luôn luôn mâu thuẫn và xung đột nhau.


Kiến thức tham khảo về phong trào cải cách tôn giáo


1. Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo

+ Giáo hội bóc lột nhân dân.

+ Hệ tư tưởng của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.

- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu.

- Đại diện tiêu biểu: Lu-thơ, Can-vanh.

Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo

2. Diễn biến của phong trào cải cách tôn giáo

Đầu thế kỷ XVI, những tư tưởng mới của thời Phục hưng đã ảnh hưởng một số người khiến họ không còn thừa nhận những giáo huấn của Giáo hội Thiên Chúa (Công giáo) La Mã. Họ bắt đầu chỉ trích cách điều hành của những người đứng đầu Giáo hội.

Các linh mục không còn sống thanh bạch và độc thân nữa. Các giáo hoàng và giám mục thì quá quan tâm đến tiền và quyền. Người ta đòi Giáo hội cải cách. Từ đó, Phong trào cải cách tôn giáo ra đời.

Phong trào phát triển mạnh vào năm 1517, khi Martin Luther là linh mục người Đức ghim lên cánh cửa nhà thời ở Wittenberg một luận cương gồm 95 điều chỉ trích Giáo hội. Luther căm ghét việc giáo sĩ bán sự miễn tội. Ông soạn ra luận cương với mong muốn hướng đến cuộc tranh luận lành mạnh nhưng bị buộc tội dị giáo. Vào năm 1521, Luther bị Giáo hội Thiên Chúa phạt vạ tuyệt thông.

Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo

Người cải cách tôn giáo đi truyền bá tín ngưỡng tôn giáo mới

John Calvin sinh tại Pháp, là một tín đồ tân giáo nghiêm khắc, ông cho rằng Chúa Trời đã quyết định tương lai và chỉ những ai chọn mới được Chúa Trời cứu rỗi.


3. Cải cách tôn giáo ở một số nước

a. Cải cách tôn giáo ở Đức

Người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther ( 1483 – 1546 ), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết.

Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của Martin Luther và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.

b. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ

Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh ( Jean Calvin). Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Calvin chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.

Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.

Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ ( Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

c. Cải cách tôn giáo ở Anh

Phong trào cải cách tôn giáo ở nước Anh xảy ra dưới thời vua Henri VIII. Lúc mới lên ngôi, vua Henri VIII chống lại giáo thuyết cải cách của Martin Luther và Jean Calvin, bênh vực Giáo quyền La Mã, được Giáo Hoàng ca ngợi là người bảo vệ tín ngưỡng. Nhà vua quyết định xóa bỏ Giáo quyền La Mã đối với Giáo hội Công giáo tại nước Anh.

Vua Henri VIII chỉ mới giành giựt quyền lực tôn giáo về cho nhà vua, chớ việc cải cách tôn giáo chưa thực hiện được thì nhà vua qua đời. Con gái của vua Henri VIII lên nối ngôi làm vua nước Anh là Nữ Hoàng Mary.

Sau đó, đến thời Nữ hoàng Catherine I, cũng là con gái của vua Henri VIII, và là em khác mẹ với Nữ Hoàng Mary, lên nối ngôi vào năm 1558 cai trị nước Anh, phong trào cải cách tôn giáo ở Anh mới có điều kiện phát triển.

Về mặt giáo thuyết, Anh giáo dựa trên quan điểm Thần học của Jean Calvin, nhưng cách thực hiện thì dựa theo nghi lễ của Công giáo. Về tổ chức, Anh giáo lập Giáo hội riêng, không quan hệ với Tòa Thánh La Mã, nhưng duy trì các cơ cấu tổ chức và hàng Giáo phẩm giống y như Công giáo, vẫn có Giáo Phận (Địa Phận), Giáo Xứ, có các Giám Mục, Linh Mục coi sóc, nhưng họ không sống độc thân như bên Công giáo, mà họ được cưới vợ như các Mục Sư của đạo Tin Lành.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads