Câu trả lời đúng nhất: Để thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền nhà Nguyễn đã: xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và ban hành ra bộ luật Gia Long. Bên cạnh đó còn ban hành nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế. Ngoài ra còn tập trung xây dựng lực lượng quân đội và quốc phòng mạnh
Để hiểu rõ hơn cách nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến, mời bạn đọc cùng tôi theo dõi nội dung dưới đây
Nhà Nguyễn (chữ Nôm: 茹阮, chữ Hán: 阮朝; Hán-Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Từ năm 1802–1884, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên cơ sở nền tảng Nho giáo. Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân.Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng khiến người dân bất bình, đến thời Minh Mạng thì lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ ở Campuchia nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém. Từ thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại, cải cách quân sự – ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này. Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.
>>> Xem thêm: Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn
- Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thiết lập vương triều Nguyễn (1802-1945). Về thể chế chính trị, chế độ quân chủ tập quyền của triều Nguyễn gắn với 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Năm 1884, nhà Nguyễn chấm dứt thời kỳ độc lập, tự chủ, trở thành tay sai cho chính quyền thực dân. Giai đoạn 1802-1884 là thời kỳ độc lập, tự chủ của vương triều Nguyễn. Kế thừa những di sản từ mô hình thể chế chính trị và tổ chức bộ máy chính quyền trước đó, nhà Nguyễn thiết lập được thiết chế quân chủ với tính tập quyền cao nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam.
- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.
+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.
+ Dưới thời Gia Long (1802-1819), tổ chức bộ máy nhà nước được chấn chỉnh dần nhằm xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế. Bộ máy chính quyền trung ương (triều đình) do vua đứng đầu, nắm toàn quyền quyết định mọi công việc lớn của đất nước. Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư , giúp việc cho thượng thư có các quan chức tả hữu tham tri, tả hữu thị lang . Mỗi bộ theo phạm vi công việc mà chia thành các ty chuyên trách.
+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn. Thời Minh Mạng, tổ chức hành chính trung ương đã được cải tiến khá hoàn chỉnh như sau:
+ Ở trung ương, các cơ quan trực thuộc Hoàng đế gồm có: Tam Nội viện (sau đổi thành Văn thư phòng và Nội các) đảm nhiệm chức năng văn phòng; Viện cơ mật dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu cùng nhà vua; Lục Bộ (Binh, Hình, Lễ, Lại, Công, Hộ) được nhà vua giao quản lý các lĩnh vực quan trọng nhất của nhà nước về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó còn có các cơ quan chuyên môn (tự, giám, quán, phủ, tào…); các cơ quan tư pháp và giám sát (Đại lý tự, Đô sát viện…)
+ Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời Minh Mạng có nhiều thay đổi, nhằm củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh, bãi bỏ cả tên gọi doanh ở miền Trung.
>>> Xem thêm: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
Để thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền nhà Nguyễn đã:
- Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tăng cường quyền lực trong tay vua, tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Kinh tế: Ban hành nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định sản xuất.
- Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng quân đội mạnh.
- Vua Gia Long (tên Nguyễn Phúc Ánh,trị vì 1802_1820)
- Vua Minh Mạng (tên Nguyễn Phúc Đảm,trị vì 1820_1841)
- Vua Thiệu Trị (tên Nguyễn Phúc Miên Tông,trị vì 1841_1847)
- Vua Tự Đức (tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm,trị vì 1847_1883)
- Vua Dục Đức (tên Nguyễn Phúc Ưng Ái,trị vì 1883)
- Vua Hiệp Hòa (tên Nguyễn Phúc Hồng Dật,trị vì 1883)
- Vua Kiến Phúc (tên Nguyễn Phúc Ưng Đăng,trị vì 1883_1884)
- Vua Hàm Nghi (tên Nguyễn Phúc Ưng Lịch,trị vì 1884_1885)
- Vua Đồng Khánh (tên Nguyễn Phúc Ưng Kỷ,trị vì 1885_1889)
- Vua Thành Thái (tên Nguyễn Phúc Bửu Lân,trị vì 1889_1907)
- Vua Duy Tân (tên Nguyễn Phúc Vĩnh San,trị vì 1907_1916)
- Vua Khải Định (tên Nguyễn Phúc Bửu Đảo,trị vì 1916_1925)
- Vua Bảo Đại (tên Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy,trị vì 1925_1945)
-----------------------------------
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến như thế nào? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về nhà Nguyễn mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!