logo

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 Ngôn Chí (500 chữ)

Nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta không thể không nhắc đến lối sống nhàn cùng tư tưởng nhân nghĩa của ông. Hãy cùng Toploigiai Viết bài văn 500 chữ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 "Ngôn Chí" để hiểu rõ hơn về con người của Nguyễn Trãi nhé!


Bài 10 “Ngôn chí” - Nguyễn Trãi

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Bài 10 “Ngôn chí” - Nguyễn Trãi

Dàn ý bài văn 500 chữ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 "Ngôn Chí"

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài

*  Khái quát qua về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngôn chí bài 10: bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.

* Hai câu đề:

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

- Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy: Quang cảnh nơi Nguyễn Trãi sống thanh tĩnh như ở chùa và lòng người trong sạch như thầy tu.

- Có thân chớ phải lợi danh vây: Câu thơ muốn nói đến việc bản thân không bị lệ thuộc vào danh lợi.

=> Hai câu thơ nói lên sự lựa chọn của Nguyễn Trãi: về với chốn quê nhà, tránh xa danh lợi. Cảnh vật nơi thôn quê bình yên như chốn cửa Phật, lòng người từ đó cũng trở mên thanh cao hơn.

* Hai câu thực:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ cây.

- Tác giả sử dụng phép đối: Đêm thanh >< Ngày vắng ; hớp nguyệt >< xem hoa; nghiêng chén >< bợ cây.

→ Mỗi một câu lại ở thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên lối sống thanh cao cùng với trăng, gió, cây và hoa. 

* Hai câu luận:

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu cá nên bầy.

- Phép đối: Cây rợp >< ao quang; chồi cành >< mấu ấu ; chim kết tổ >< cá nên bầy.

- Tác dụng:

+ Nói lên tình yêu thiên nhiên và lối sống giản dị nơi thôn quê của Nguyễn Trãi.

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và làm cho bài thơ sinh động hơn.

- Hình ảnh cây đâm chồi, chim kết tổ đã thể hiện sức sống mới, mãnh liệt.

* Hai câu kết:

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

- Tiêu sái có nghĩa là thảnh thơi. Hai câu thơ trên đã cho thấy sự thảnh thơi, thoát tục của tác giả. Ông tự thấy đây là một thú vui rất đẹp.

c. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

>>> Xem thêm: Phân tích Ngôn chí bài 10


Bài văn 500 chữ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 "Ngôn Chí"

Bài văn 500 chữ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 "Ngôn Chí"

      Cái tên Nguyễn Trãi chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm lớn xuất sắc mà ông còn nổi tiếng với tư tưởng nhân nghĩa cùng lối sống nhàn thanh tao. "Ngôn chí" bài 10 là một trong số tác phẩm của ông đã làm nổi bật lên phong cách sống đẹp này.

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

      Là một trong những sáng tác thuộc thể loại thơ Nôm của Nguyễn Trãi, bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn với tám câu thơ theo cấu trúc đề - thực- luận- kết. 

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

      Hai câu đề đã cho thấy tấm lòng thanh cao, bình dị và không ham danh lợi của Nguyễn Trãi. Bài thơ được viết khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Nơi ông ở là nơi có thiên nhiên hoang dã nhưng rất bình yên. Cảnh tựa như chùa chiền, lòng tựa như thầy tu. Qua câu thơ này có thể thấy khung cảnh nơi Nguyễn Trãi ở rất thanh tịnh và yên bình. Nhờ quang cảnh đó mà lòng ông cũng cảm thấy thanh cao, trong sạch hơn. Khi về quê ở, ông mới thấy danh lợi chả là gì, cuộc sống như này mới tươi đẹp. “Có thân chớ phải lợi danh vây” đã bày tỏ việc bản thân không muốn bị lệ thuộc vào danh lợi. Hai câu thực đã cho thấy việc ở ẩn chính là sự lựa chọn sáng suốt của ông.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ cây.

      Hai câu thực đã cho thấy thú vui tao nhã của tác giả khi ở quê. Tác giả sử dụng phép đối là chủ yếu trong bài thơ này. “Đêm thanh” đối với “Ngày vắng”, "hớp nguyệt" đối với “xem hoa", “nghiêng chén” đối với “bợ cây". Mỗi một câu lại miêu tả cảnh vật ở một thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên lối sống thanh cao cùng với trăng, gió, cây và hoa của tác giả. Đêm trăng hớp chén rượu nghiêng như thưởng cả ánh trăng vào lòng. Đêm thanh thản uống rượu, ngày vắng chăm sóc cây cảnh. Có thể thấy đây là một cuộc sống nhàn, thảnh thơi, khác hẳn với lối sống xô bồ ở phố và thị phị nơi hoàng cung.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu cá nên bầy.

      Phải yêu thiên nhiên đến đâu, yêu quê hương đến nhường nào thì Nguyễn Trãi mới có thể miêu tả cảnh thiên nhiên ở nơi mình sống đẹp và sắc sảo đến thế. Cũng là sử dụng phép đối nhưng nhờ phép tu từ ở hai câu luận này mà đã làm cho bài thơ trở nên tươi sáng và sinh động hơn hẳn. “Cây rợp” đối với “ao quang”, “chồi cành” đối với “mấu ấu”, “chim kết tổ” đối với “cá nên bầy”. Hình ảnh cây đâm chồi, chim kết tổ đã thể hiện sức sống mới và mãnh liệt.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này.

      Hai câu kết đã khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn đáng quý và đáng trân trọng của Nguyễn Trãi. Câu thơ trên đã cho thấy sự thảnh thơi, thoát tục của tác giả. Ông tự thấy đây là một thú vui rất đẹp. Ông thấy yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và thấy gắn bó với chốn thôn quê, không quan tâm sự đời, chính sự, thị phi và thấy lòng thanh thản với thú vui đẹp ấy.

      Qua Ngôn Chí bài 10, ta lại càng hiểu hơn về con người của Nguyễn Trãi. Qua các tác phẩm, ông không chỉ muốn nói đến về phong cách cùng tư tưởng sống, con người thật của mình mà muốn truyền tải tới người đọc những thông điệp và lẽ sống đẹp đó. Trong tác phẩm này,  tác giả muốn hướng người đọc tới lối sống thanh bình, an nhàn, không màng danh lợi, không vướng vào thị phi và hòa mình vào thiên nhiên đất nước, sống một cuộc sống thanh cao. Lồng vào trong đó, chúng ta có thể thấy tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi luôn hướng tới là tư tưởng yêu nước, thương dân, dù ở ẩn nhưng vẫn một lòng hướng tới sự ấm no và bảo vệ nhân dân, đất nước.

-----------------------------

Trên đây là bài viết của Toploigiai về Viết bài văn 500 chữ về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua bài 10 "Ngôn Chí" . Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và học tập thật tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

icon-date
Xuất bản : 22/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023