Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn ở nước ta nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và có giá trị cao.
B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. đáp ứng nhu cầu thị trường, thuận lợi cho chế biến.
D. đa dạng hóa sản phẩm và phục vụ cho xuất khẩu.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và có giá trị cao.
Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn ở nước ta nhằm mục tiêu tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và có giá trị cao, phù hợp với xu hướng phát triển của nước ta.
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về vùng chuyên canh nhé!
- Vùng chuyên canh thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu...), nhưng sản phẩm được cung cấp ra khỏi vùng
- Vùng chuyên canh là vùng tập trung phát triển một hoặc vài loài cây trồng.
- Hiện nay chúng ta có vùng chuyên canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng chuyên canh cây chè ở các tỉnh trung du, vùng chuyên canh cây cao su ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, vùng chuyên canh lúa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng chuyên canh khác.
- Vùng chuyên canh thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, khí hậu...), nhưng sản phẩm được cung cấp ra khỏi vùng.
- Với những nền kinh tế đã phát triển, phân công lao động xã hội đã sâu, các ngành sản xuất đã phát triển và có nhiều mối liên hệ qua lại với nhau thì vùng chuyên canh được xác định dựa trên các tiêu chí sau đây:
Tổng sản phẩm của các ngành trong vùng:
+ Tỷ trọng của ngành chuyên canh trong tổng sản phẩm của vùng so với tỷ trọng của chính ngành ấy trong tổng sản phẩm của cả nước;
+ Tỷ trọng sản phẩm xuất ra khỏi vùng so với tổng sản phẩm của ngành ấy trong vùng;
+ Tỷ trọng của ngành chuyên canh trong toàn bộ các ngành nông nghiệp của vùng.
- Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nó cho phép sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung. Cùng với vùng chuyên canh các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng dễ dàng một cách rộng rãi hàng loạt. Công cụ, máy móc vật tư được sử dụng tập trung nên có điều kiện để phát huy hiệu quả cao. Đội ngũ lao động được chuyên hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề.
- Tuy nhiên, vùng chuyên canh cũng có nhiều thách thức mới: Sâu bệnh gây hại nhiều hơn, tập trung hơn. Các tác động của thiên tai, của các điều kiện bên ngoài không thuận lợi thường mang lại những hậu quả to lớn, sâu sắc.
Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :
+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn
sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .
+ Khí hậu trong vùng là nhiệt đới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê, Lạc, Mía...
+ Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3 nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.
+ Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh cây công nghiệp lâu đời, nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát triển.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...
Tây nguyên được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước , được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi điển hình là:
+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ khai thác, rất thích hợp với trồng cà phê, Cao su,
Khí hậu Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng lại phân bố trên độ cao 400- 500 m, cho nên mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình năm là 25- 260 C , với tổng nhiệt độ hoạt động 9500 0 thích hợp với các cây ưa nóng điển hình là cà phê.
Nhưng do khí hậu phân hoá rất rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
+ Nguồn lao động ở Tây nguyên hiện nay thực chất vẫn còn thiếu mặc dù đã tiếp nhận hàng vạn lao động tù miền Bắc vào, đồng thời trình độ thâm canh vẫn chưa cao và kĩ thuật hạ tầng kém phát triển.
+ Trên cơ sở các điều kiện nêu trên Tây Nguyên đã phát huy các thế mạnh của mình để sản xuất cây công nghiệp mà điển hình là diện tích Cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài Cà phê còn sản xuất Cao su, chè búp, Dâu tằm.
Trung du miền núi phía Bắc cũng được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn thứ 3 cả nước dược hình thành trong điều kiện như sau:
+ Đất đai của vùng rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit đỏ vùng đất đỏ đá vôi rất màu mỡ nhưng lại phân bố trên địa bàn hình dốc và chia cắt rất phức tạp và rất khó khai thác, khó hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11- 150 nên có thể trồng nhiều loại cây công nghiệp cận nhiệt đới, á nhiệt Đới như chè búp, son, hồi.
+ Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào và đã có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp, đồng thời trình độ chuyên môn kỹ thuật được nâng cao... VTKTHT đã và đang phát triển điển hình là xây dựng nhà máy chế biến chè búp. Nên trung du miền núi phía Bắc còn thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp điển hình là trồng chè búp, Mía, lạc, thuốc lá. và các cây
công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi. Trên các vùng núi cao rất tốt với cây trồng các loại dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt đới, ôn đới và các giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, Súp lơ.
Các vùng nêu trên cũng là các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhưng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn ngày như: đay, Cói, Mía, Lạc, Dâu tằm... vì vùng này có đất phù sa là chính, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiêu thụ lớn...