logo

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Địa lí 12 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?

A. Có địa hình cao nhất nước ta.

B. Gồm các dãy núi và các cao nguyên.

C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

D. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Có địa hình cao nhất nước ta.

Giải thích:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

- Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Có địa hình cao nhất ở nước ta.

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Gồm các dãy núi lớn liền kề với các cao nguyên.

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức của bạn với phần mở rộng về bài: Đất nước nhiều đồi núi nhé!


Kiếm thức tham khảo về bài: Đất nước nhiều đồi núi


1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ

- 85% là diện tích là đồi núi thấp

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình được làm trẻ hoá và có sự phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng.

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Ruộng bậc thang, đê sông, đường giao thông…


2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi.

- Vùng núi Đông Bắc:

+ Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.

+ Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam

- Vùng núi Tây Bắc:

+ Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

+ Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

- Vùng núi Bắc Trường Sơn:

+ Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam .

+ Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

+ Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)

- Vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

+ Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.

* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:

- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

b. Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu thổ sông gồm: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Khác nhau:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc? (ảnh 2)

* Đồng bằng ven biển (Miền Trung)

- Diện tích 15000 km, hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...


3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm của địa hình Việt Nam?

Bài làm:

Địa hình nước ta gồm có những đặc điểm như sau :

* Thứ nhất, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..

- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.

* Thứ hai, cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt: Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

- Cấu trúc gồm 2 địa h­ình chính:

- Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã

- Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam

* Thứ ba, địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.

- Trên bề mặt địa hình, dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió  mùa, lượng mưa lớn…

* Thứ tư, địa hình chịu tác động  mạnh mẽ của con người

- Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…

- Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc…

Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?

Bài làm:

- Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua ba điểm sau đây:

+ Một là, xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. Đó là quá trình bảo mòn, rửa trôi lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạng, đất đá xói mòn rửa trôi. Vùng núi đá vôi hình thành nên các dạng địa hình mới với các hang động, suối cạn, thung khô…

+ Hai là bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Thực chất, hệ quả của quá trình bào mòn ở đồi núi chính là sự bồi đắp bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Do đó, hằng năm ở các rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

+ Ba là sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt : Đầm lầy than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô…

Câu 3: Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta?

Bài làm:

- Cho đến thời điểm hiện tại thì con người đang tác động mạnh mẽ đến địa hình nước ta. Đó là những tác động tích cực và tác động tiêu cực.

- Tác động tích cực đó chính là con người đang có ý thức bảo vệ địa hịnh nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Trồng rừng chính là ví dụ điển hình vừa có thể bảo vệ lớp phủ thực vật vừa chống hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất đầu nguồn…

- Tác động tiêu cực đó chính là vì cái lợi trước mắt mà con người cũng đã phá hủy một cách tàn bạo bề mặt dịa hình, xói mòn đất đau và làm giảm năng suất sinh vật

Câu 4: Quan sát hình 6, các định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng?

Bài làm:

Trên hình 6, ta xác định được các cánh cung núi đó là:

- Cánh cung Sông Gâm

- Cánh cung Ngân Sơn

- Cánh cung Đông Triều

- Cánh cung Bắc Sơn

Đây là những cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc

→Vùng Đông Bắc địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt –Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

Câu 5: Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc?

Bài làm:

Vùng núi Tây Bắc là vùng có địa hình cao nhất nước ta. Và khi nhìn vào hình 6, ta dễ dàng xác định được một số dãy núi lớn đó là:

- Dãy hoàng Liên Sơn

- Dãy Đen Đin

- Dãy Sam Sao

Câu 6: Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?

Bài làm:

Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là hai trong 4 vùng địa hình đồi núi của nước ta.

Xét về địa hình:

- Trường Sơn Bắc có địa hình thấp , hẹp và được nâng lên ở hai đầu

- Trường Sơn Nam có địa hình cao không đều, nhộ lên ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

Xét về hướng núi:

- Trường Sơn Bắc có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Trường Sơn Nam có hướng Vòng cung, quay mặt lối về phía biển.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022