Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ do sự phân hoá khí hậu ở nước ta?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 12.
- Phân hóa giữa miền Bắc và miền Nam:
+ Miền Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm có một mùa đông lạnh, phát triển hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa (ở ĐBS. Hồng). Ngoài ra, mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông với các loại rau màu ưa lạnh (su hào, bắp cải, cà chua...).
+ Miền Nam: khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm, phát triển mạnh các loại hoa quả đặc sản vùng nhiệt đới như xoài, măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng... Đồng bằng sông Cửu Long có ba vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.
- Phân hóa theo độ cao:
+ Vùng cao nguyên, đồi trung du có khí hậu mát mẻ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt như chè.
+ Vùng núi cao ở phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) có khí hậu ôn đới núi cao, phát triển hoa quả ôn đới (mận, đào, lê), trồng các loài thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ hồi, thảo quả...), Sa Pa có thể trồng rau quả ôn đới (bắp cải, cà chua, dâu tây...).
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về nền nông nghiệp nước ta dưới đây nhé.
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm và có sự phân hoá rõ rệt theo:
+ Theo chiều Bắc – Nam
+ Theo mùa
+ Theo đai cao
- Hình thành cơ cấu mùa vụ theo mùa khí hậu, sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm của từng vùng, miền, của khu vực miền núi và đồng bằng.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.
- Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
|
Nền nông nghiệp cổ truyền |
Nền nông nghiệp hàng hóa |
Mục đích |
Tự cấp tự túc. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. | Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường, năng suất, lao động, lợi nhuận |
Quy mô |
Nhỏ | Lớn |
Trang thiết bị |
Công cụ thủ công. | Sử dụng nhiều máy móc hiện đại. |
Hướng chuyên môn hóa |
Sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh. | Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông- công nghiệp. |
Hiệu quả |
Năng suất lao động thấp. | Năng suất lao động cao. |
Phân bố |
Những vùng sản xuất nông nghiệp có điều kiện còn khó khăn. | Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố. |
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn:
- Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông - lâm - ngư nghiệp.
- Xu hướng chung: Hoạt động nông nghiệp ngày càng giảm. Hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp thủy sản.
- Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp thủy sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa:
- Hướng sản xuất hàng hóa:
+ Đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
+ Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
+ Tỉ trọng các thành phần kinh tế nông thôn được thay đổi.
+ Các sản phẩm chính trong nông - lâm - thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác được xác định ngày càng rõ nét.