Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 12.
* Ví dụ chứng minh ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp:
- Ý nghĩa kinh tế của rừng:
+ Rừng cung cấp các loại gỗ quý và lâm sản quý (gỗ lim, sưa…) để xuất khẩu, làm vật dụng nội thất nhà cửa…
+ Trong rừng có nhiều cây thuốc quý.
+ Phát triển du lịch sinh thái, khu du lịch tham quan... (các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển).
- Ý nghĩa sinh thái của rừng:
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm.
+ Điều hòa khí hậu giúp cân bằng sinh thái, rừng được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất.
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, bảo vệ nguồn nước ngầm.
+ Hạn chế các thiên tai như lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, đặc biệt trong điều kiện nước ta ¾ là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai dễ xói mòn (vùng núi trung du Bắc Bộ, vùng vúi phía Tây Nghệ An).
- Vai trò của ngành lâm nghiệp:
+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.
+ Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về lâm nghiệp dưới đây nhé.
* Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
* Sinh thái:
- Chống xói mòn đất.
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nguồn nước.
a. Rừng đặc dụng
* Khái niệm:
- Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm.
* Quy định về rừng đặc dụng:
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tôn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rùng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Cụ thể là:
- Vườn quốc gia: Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hoặc nhiều hệ sinh thái và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: Là vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn hệ sinh thái cơ bản; các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục và du lịch. Đồng thời đây cũng phải là vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; có tỉ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần phải bảo tồn phải đạt 70% trở lên; có điều kiện về giao thông tương đối thuận lọi.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Đây là khu vực gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
+ Khu dự trữ thiên nhiên: Đây là vìmg đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao và được thành lập với mục đích chủ yếu là bảo đảm diễn thế tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học. Một vùng đất chỉ được xác định là khu dự trữ tự nhiên khi thoả mãn các điều kiện như: Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít bị tác động có hại của con người; có hệ động thục vật đa dạng hoặc có các loài đặc hữu đang sinh sống; có tỉ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên càn bảo tồn đạt từ 70% ưở lên và đảm bảo ưánh được sự tác động trực tiếp của con người.
+ Khu bảo tồn các loài - sinh cành: Đây là vùng đất tự nhiên được quản lí bảo vệ nhằm bảo đảm môi trường sống cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Vùng đất này phải đảm bào là nơi đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát triển của các loài; là noi cư ttú hoặc nơi có các loài động vật hoang dã quý hiếm...
- Khu bảo vệ cảnh quan: Là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mĩ tiêu biểu và có giá trị văn hoá, lịch sử nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá du lịch hoặc để nghiên cứu - thí nghiêm, bao gồm:
+ Khu vực có các thắng cảnh hên đất liền, ven biển hay hải đảo;
+ Khu vực có các di tích lịch sử đã được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như hang động, nham thạch... và khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống của nhân dân địa phương.
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: Đây là khu vực dành riêng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc dành riêng cho nghiên cứu thí nghiệm.
b. Rừng sản xuất là gì?
- Rừng sản xuất được xác định là rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc các tiêu chí của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
- Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về rừng sản xuất tuy nhiên, ta có thể hiểu Rừng sản xuất (Production Forests) là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh các loại gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp với rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
- Vai trò của rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng là một vấn đề không cần phải bàn bạc nhiều bởi nó giữ vai trò vô cùng quan trọng và chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và các sinh vật. Chúng tôi xin trình bày khái quát vai trò của rừng sản xuất trong đời sống, sản xuất; trong nền kinh tế được thể hiện như sau:
+ Thứ nhất: Rừng điều hòa không khí, tạo oxy, giúp cho không khí trong lành bởi chức năng quang hợp của cây xanh.
+ Thứ hai: Rừng sản xuất cũng giúp điều tiết nước, phòng lũ lụt, xói mòn, ngăn chặn gió bão; Giúp đất tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng thêm các tiềm năng của đất; là nơi trú ngụ của động vật, chống cát di động ven biển.
+ Thứ ba: Trong nền kinh tế rừng cung cấp củi, nguồn gỗ, là vật liệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức xây dựng, để phục vụ các ngành công nghiêp chế biến gỗ, giấy, gỗ trụ mô,… tăng nguồn thu cho nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, rừng sản xuất còn cung cấp nhiều nguồn dược liệu quý, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của con người.
c. Rừng phòng hộ
- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới.
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.