* Phương pháp quan sát
- Quan sát là sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
- Quan sát được thực hiện theo các bước sau:
Ví dụ 1: Quan sát và phân loại hạt giống đậu xanh (đỗ xanh).
Bước 1. Xác định mục tiêu
- Mục tiêu: quan sát hình thái hạt đậu xanh và chọn được hai loại hạt đậu xanh theo tiêu chí: loại I (hạt to, mẩy, chắc, đường kính lớn hơn hoặc bằng 2 mm), loại II (hạt nhỏ, lép, đường kính nhỏ hơn 2 mm).
- Đếm số lượng và cân tổng khối lượng hạt mỗi loại.
- Đối lượng: hạt đậu xanh cùng giống (100 g).
- Đặc điểm quan sát: kích thước hạt.
Bước 2. Tiến hành
- Phương tiện: kính lúp cầm tay, cân đĩa.
- Cân 100 g hạt giống đậu xanh, dàn đều trên khay nhựa.
- Dùng kính lúp quan sát các hạt đậu xanh và chọn hai loại hạt dựa theo tiêu chí: loại I (hạt to, mẩy, chắc, đường kính lớn hơn hoặc bằng 2 mm), loại II (hạt nhỏ, lép, đường kính nhỏ hơn 2 mm).
- Đếm số lượng hạt và cân tổng khối lượng các hạt mỗi loại.
Bước 3: Báo cáo
- Lập bảng báo cáo kết quả về số lượng hạt và khối lượng hạt loại I, loại II theo mẫu bảng dưới đây.
Loại hạt | Số lượng hạt | Khối lượng hạt |
Hạt loại I | ? | ? |
Hạt loại II | ? | ? |
- Đưa ra nhận xét về số lượng hạt và khối lượng của các hạt loại I với loại II.
* Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.
- Thực nghiệm khoa học gồm các bước sau:
* Ví dụ 3: Thí nghiệm tìm hiểu khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh ở thực địa.
Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm
- Thiết kết mô hình thực nghiệm.
Lô 1: gieo 100 g hạt đậu xanh loại I vào ô đất 1.
Lô 2: gieo 100 g hạt đậu xanh loại 2 vào ô đất 2.
Hai lô đất tương đương về chất đất.
- Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ảnh.
- Mẫu vật: 100 g hạt đậu xanh loại I và 100 g hạt đậu xanh loại II.
- Thiết bị an toàn: găng tay, ủng cao su,...
Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm:
Ngâm hạt đậu xanh vào nước sạch trong khoảng 3 giờ ở nhiệt độ thường.
Với hạt và gieo theo các lô thí nghiệm, tưới đủ nước hằng ngày (lượng nước tưới ở hai lô như nhau).
Quan sát, đếm số hạt đậu xanh nảy mầm ở mỗi lô thí nghiệm sau 5 ngày, ghi kết quả tỉ lệ hạt nảy mầm ơt mỗi lô thí nghiệm.
- Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực địa.
Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo
- Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nôi dung sau:
Tên thí nghiệm.
Câu hỏi nghiên cứu.
Dụng cụ, hoá chất và mẫu vật.
Phân công nhiệm vụ trong nhóm.
Các bước tiến hành.
Kết quả thí nghiệm.
Phân tích kết quả và đưa ra kết luận.
Nhận xét, đánh giá.
- Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau mỗi lần thực nghiệm.
- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì để phân tích rõ vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra các nhận định khách quan, chính xác, chúng ta cần phải quan sát đối tượng một cách kỹ lưỡng hoặc làm các thí nghiệm thực tế để thu thập những thông tin chính xác nhất về đối tượng.
- Các phương pháp nghiên cứu sinh học có sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau để làm rõ các giải thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu.
Tùy vào từng đối tượng nghiên cứu mà chúng ta cần lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu quan sát là hai loại nghiên cứu, giữa đó có thể xác định được một số khác biệt.
Khi tiến hành các nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể áp dụng nhiều loại nghiên cứu khác nhau để đưa ra kết luận. Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu quan sát là hai loại như vậy.
Sự khác biệt chính giữa nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu quan sát là một nghiên cứu thực nghiệm là một nghiên cứu nơi mà nhà nghiên cứu có quyền kiểm soát hầu hết các biến số. Mặt khác, một nghiên cứu quan sát là một nghiên cứu nơi mà nhà nghiên cứu đơn thuần chỉ quan sát đối tượng mà không kiểm soát bất kỳ biến nào.