logo

Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào

icon_facebook

Học thuyết tế bào là gì?

Trong sinh học, học thuyết tế bào hay thuyết tế bào là một lý thuyết khoa học miêu tả các tính chất của tế bào cũng như giải thích nguồn gốc của sự sống bắt nguồn từ các tế bào, đồng thời cũng là tiền đề cho học thuyết tiến hóa Darwin. Những tế bào là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của mọi sinh vật và cũng là đơn vị cơ bản của sự sống. F. Engel (1870) đã đánh giá học thuyết tế bào là một trong ba phát kiến vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (cùng với học thuyết tiến hóa và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng).

Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào

Nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào

- Nội dung:

+ Học thuyết tế bào cho rằng: tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi loài, sinh vật đều có cùng nguồn gốc.

+ Sự khác nhau giữa các dạng tế bào là do trình độ tổ chức khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, vì vậy đã tiến hóa theo những hướng khác nhau.

+ Theo Vichop: “Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh”.

+ Các hình thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan tới sự phân bào – phương thức sinh sản của tế bào:

+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ qua trực phân.

+ Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan với quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.

+ Ở loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới phát triển từ hợp tử thông qua nguyên phân. Hợp tử hình thành từ giao tử đực và cái trong thụ tinh.

+ Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của cá thể, chủng loại.

- Ý nghĩa: Thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi loài sinh vật đều có cùng nguồn gốc.


Các phương pháp nghiên cứu tế bào học

Phương pháp nghiên cứu tế bào học là: làm tiêu bản NST để quan sát, phát hiện bộ NST của loài có điểm gì khác biệt so với bộ NST bình thường hay không, dựa vào đó để chẩn đoán các bệnh do đột biến NST gây ra.

- Hiển vi:

Tế bào có kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự phát hiện kính hiển vi giúp nghiên cứu tế bào ở những khía cạnh khác nhau. Điều quan trọng đối với kính hiển vi không chỉ ở độ phóng đại mà còn ở giới hạn phân giải.

Kính hiển vi quang học độ phóng đại khoảng 2000 lần, có thể phân biệt được khoảng cách nhỏ nhất là 0.2μm.

Kính hiển vi điện tử có độ phóng đại khoảng 250.000 lần, có thể phân biệt đến Å.

Gần đây nhiều cải tiến kính hiển vi đã được thực hiện và nhiều loại kính hiển vi mới ra đời phục vụ tốt hơn cho nghiên cứu tế bào như kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi nổi.

Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào

- Tách và nuôi cấy tế bào:

Trong nhiều trường hợp việc nghiên cứu từng loại tế bào là cần thiết, tiến hành nhiều thí nghiệm , do đó cần một số lượng lớn tế bào đó. Các phương pháp tách chiết và nuôi cấy tế bào ngày càng được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu này.

- Phân đoạn các thành phần tế bào:

Các thành tựu khoa học cung cấp nhiều phương pháp cho việc tách riêng các bào quan và các đại phân tử sinh học để nghiên cứu thành phần sinh hóa và vai trò của chúng trong tế bào.

Các phương pháp thường được áp dụng: Phương pháp siêu ly tâm, phương pháp sắc kí.

Ngoài ra, trong nghiên cứu tế bào học còn sử dụng nhiều phương pháp hiện đại khác như: Điện di, đánh dấu bằng đồng vi phóng xạ và kháng thể…

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích để học tập tốt và đạt kết quả cao. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 01/06/2022 - Cập nhật : 24/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads